647 Kha Vạn Cân Linh Đông Thủ Đức

647 Kha Vạn Cân Linh Đông Thủ Đức

313 An Dương Vương, P.3, Quận 5

Hướng dẫn cách đặt lịch tiêm tại VNVC Kha Vạn Cân

Đăng ký lịch tiêm tại VNVC Kha Vạn Cân thông qua 5 cách chủ yếu sau:

Cách 2: Đăng ký thông qua Fanpage Facebook

Cách 3: Đặt giữ vắc xin và hẹn lịch tiêm chủng tại trang vax.vnvc.vn

Cách 4: Đăng ký gói vắc xin thông qua app VNVC

Cách 5: Đặt giữ vắc xin và thanh toán trực tiếp tại trung tâm VNVC Kha Vạn Cân

Quý Khách có thể đến trực tiếp địa chỉ số 1206 đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khung giờ làm việc để được tư vấn đặt mua vắc xin, cụ thể là Thứ 2 đến Thứ 6: Từ 7h30 đến 17h00 và Thứ 7 Chủ nhất: Từ 7h00 đến 17h00.

(*) Để biết thêm thông tin về bảng giá tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân, vui lòng vào xem TẠI ĐÂY

Ưu đãi hấp dẫn nhân dịp khai trương VNVC Kha Vạn Cân

Nhân dịp khai trương, VNVC Kha Vạn Cân bùng nổ nhiều ưu đãi hấp dẫn dành tặng cho Khách hàng đến tiêm chủng tại trung tâm trong tháng khai trường từ ngày 25/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024 như sau:

Đối với Khách hàng đăng ký tham gia Gói vắc xin, VNVC Kha Vạn Cân bùng nổ ưu đãi cùng hàng trăm voucher và quà tặng hấp dẫn:

Khách hàng nâng cấp mua Gói vắc xin từ 3 triệu đến dưới 5 triệu:

Khách hàng mới đăng ký mua gói dưới 5 triệu đồng:

Khách hàng mua gói từ 5 triệu đồng trở lên:

Khách hàng mua gói từ 10 triệu đồng trở lên:

Khách hàng mua gói từ 15 triệu đồng trở lên:

Khách hàng mua gói từ 20 triệu đồng trở lên:

Khách hàng mua gói từ 25 triệu đồng trở lên:

Tất cả Khách hàng đến ghé thăm và sử dụng dụng dịch vụ tiêm chủng tại VNVC Kha Vạn Cân trong ngày khai trương được tặng bóng bay và quạt nhựa cao cấp, độc quyền VNVC.

→ Xem thêm các ưu đãi hấp dẫn đang áp dụng tại hơn 200 trung tâm VNVC trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Hotline/Số điện thoại VNVC Kha Vạn Cân

VNVC Kha Vạn Cân làm việc cả tuần từ thứ 2 đến chủ nhật, kể cả các ngày lễ lớn, làm việc xuyên trưa, không nghỉ, trong khung giờ cụ thể như sau:

Địa chỉ và hướng dẫn đường đi đến trung tâm tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân

Địa chỉ VNVC Kha Vạn Cân: Số 1206 đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn đường đi đến Trung tâm tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân

Chùm ảnh khai trương tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân

Lễ khai trương Trung tâm tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân diễn ra trong bầu không khí háo hức của người dân trong khu vực, cùng đông đảo Quý vị quan khách, các cơ quan ban ngành đến tham dự.

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày khai trương VNVC Kha Vạn Cân ngay tại đây.

Thông tin về Trung tâm tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân:

Trung tâm tiêm chủng VNVC Kha Vạn Cân chính thức khai trương và đi vào hoạt động, nỗ lực đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêm vắc xin chất lượng cao, tiêm an toàn, dịch vụ thân thiện, giá hợp lý, luôn bình ổn, nhiều ưu đãi, ngay gần nhà, giúp người dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh trước bối cảnh bệnh truyền nhiễm gia tăng mạnh vào cuối năm và đang ngày càng có xu hướng phức tạp.

Thập thiện nghiệp là cội gốc của tất cả pháp lành thế gian và xuất thế gian.

Trong hai bài “Nhân quả” và “Luân hồi” mà chúng ta đã học, chúng ta đã thấy một cách tường tận rõ ràng: Hễ chúng ta gieo nhân gì thì chúng ta gặt quả ấy hoặc ngay trong đời hiện tại, hoặc trong những đời sau. Nhân nhỏ thì quả nhỏ, nhân lớn thì quả lớn.

Nếu muốn được quả làm người thì phải gieo nhân làm người. Nhân làm người là sự chuyên giữ năm giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu). Với nhân nầy, ta được cái quả trong hiện tại là mọi người từ trong gia đình quyến thuộc cho đến ngoài xã hội, đều thương yêu quí trọng. Nhưng nếu chúng ta muốn tiến xa hơn một bực nữa, chúng ta gắng tu Thập Thiện Nghiệp. Với cái nhơn tu Thập Thiện Nghiệp, chúng ta sẽ hưởng được cuộc sống an lạc trong hiện tại và đời sau, chúng ta sẽ sanh lên sáu từng Trời cõi Dục, hưởng cảnh vui thú, an nhàn.

Nếu chúng ta muốn vượt khỏi ba cõi thế gian, để chứng quả Tam Thặng (Thanh Văn, Duyên Giác Và Bồ Tát), ta phải tu nhân Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và Lục Độ. Tuy thế, muốn thực hiện được các môn tu nầy, không thể bỏ qua được môn tu Thập Thiện Nghiệp. Thập Thiện Nghiệp như là nấc thang quan trọng cần phải vượt qua, nếu muốn trèo lên cao nữa. Nó như là cơ sở căn bản, hạ tầng vững chắc nhất, để xây dựng lâu đài cao lớn lên trên. Vì lẽ đó, người ta nói Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả các pháp lành thế gian và xuất thế gian.

“Thập thiện nghiệp” là 10 nghiệp lành.

“Nghiệp” là tiếng người Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nó có nghĩa là tạo tác, hành động. Nghiệp có thể chia ra ba tánh cách: lành, dữ, hoặc không lành không dữ (vô ký). Lành, theo đạo Phật, nghĩa là có lợi ích cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Dữ, nghĩa là có hại cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai.

II. CHỖ PHÁT KHỞI MƯỜI NGHIỆP DỮ VÀ MƯỜI NGHIỆP LÀNH

Nghiệp thì nhiều, không thể kể xiết được. Nhưng tựu trung, người có thể phân ra mười loại nghiệp lành và mười loại nghiệp dữ. Những loại nghiệp nầy do ba chỗ phát khởi sau đây: Thân (việc làm), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ).

Những nghiệp dữ chia ra như sau:

a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật.

b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê.

Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.

Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:

a) Về Thân có ba: Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dật.

b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.

c) Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.

III.Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA MƯỜI NGHIỆP LÀNH

Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng khỏi bị giết. Cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng.

Khi một con chim sắp bị cắt cổ nhổ lông, một con cá sắp bị chặt kỳ, đánh vẩy, thế mà được thả ra, thì hãy tưởng tượng nỗi vui sướng của chúng, lớn lao là bao nhiêu! Chim sẽ nhảy nhót, tung bay, kêu hót giữa khoảng trời rộng; cá sẽ vùng vẫy, bơi lội, giữa khoảng nước sâu. Thế mới rõ, thoát nạn giết hại, chúng sinh nào lại không khấp khởi vui mừng? Cho nên, không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.

Không sát sanh cũng như không ăn thịt chúng sanh thì khỏi phạm hai tội lớn sau đây:

a) Giết hại các bực vị lai Phật. Vì Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều là chư Phật vị lai”

b) Giết lộn bà con nhiều đời, ăn lầm bà con nhiều kiếp.

Trong kinh Bồ tát giới có nói: “Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp”.

Người hằng ngày không sát sanh thì trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, là một nhân chánh để tu hành thành Phật, và được mười pháp lành, như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo đã nói, dưới đây:

a) Tất cả chúng sinh đều kính mến

b) Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh

d) Thân thể thường được khỏe mạnh

e) Thường được thiên thần hộ trợ

ê) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao dữ

i) Sau khi chết, được sinh lên cõi Trời.

Không trộm cắp là không lấy những vật gì không thuộc quyền sở hữu của mình, và người ta không cho mình.

Quyền tư hữu là một quyền quan trọng. Ðã đành, mạng sống là quý trọng, nhưng nếu có mạng sống mà không có đủ vật thực, áo quần, nhà cửa, những thứ cần thiết để cung cấp cho thân mạng, thì người không thể sống được. Vì thế, mọi người đều thấy mình cần phải nỗ lực làm việc, để có tài sản đủ bảo đảm cho đời sống hiện tại và tương lai của mình và con cháu. Người đời quý trọng tài sản là vì thế. Nếu vì một lý do, bất chính, người ta bị tước đoạt mất tài sản, thì người ta cũng đau khổ, buồn phiền như chính mình bị mất một phần sinh mạng. Tiền của là huyết mạch, cho nên khi bị trộm cắp hết của cải, nhiều người đã thất vọng, buồn phiền đến sinh đau ốm, có khi đến quyên sinh. Như vậy, ai nỡ lòng nào trộm cắp cho đành!

Vả lại, theo lẽ công bình, mình không muốn ai lấy của mình, thì mình đừng lấy của ai. Việc gì mình không muốn người làm đau khổ cho mình, thì mình cũng đừng làm đau khổ cho người. Xã hội chỉ tồn tại được, khi mọi người đều tôn trọng lẽ công bằng.

Vả lại, của phi nghĩa, thường vào cửa trước ra ngõ sau, tiêu hao mau lẹ như nước xoi, cát chảy, rốt cuộc, tay trắng cũng lại hoàn tay trắng, mà còn lại bị người đời khinh khi, phỉ nhổ, xấu hổ cho mình và con cháu về sau.

Trái lại, người không trộm cắp, bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thơi, không sợ luật pháp truy tầm, chẳng lo ai thù oán. Một xã hội không có trộm cắp, thì nhà nhà khỏi đóng cửa, của đánh rơi không mất, cảnh tượng giành giựt không diễn ra, xã hội được thái bình an lạc:

Nếu không gian tham trộm cắp, mà lại làm hạnh bố thí thì theo kinh Thập Thiện Nghiệp, được những pháp lành như sau:

a) Tiền của có dư không bị nạn giặc giã cướp mất, chánh quyền tịch thâu, không bị nạn lụt trôi, lửa cháy và con cái phá tán.

d) Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng của mình

đ) Lòng được an ổn, không lo sợ vì sự tổn hại gì cả

e) Khi chết rồi được sanh lên cõi Trời

Dâm dật là cái nhân sanh tử luân hồi. Nó là ma chướng làm ngăn trở bước đường tu giải thoát. Bởi vậy, người xuất gia muốn chứng quả, thành đạo, phải đoạn trừ dâm dật ở thân cũng như ở tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói:

“Lòng dâm không trừ, thì không thể ra khỏi trần lao“.

Còn người tại gia, Phật chỉ ngăn tà dâm, nghĩa là vợ chồng có cưới hỏi chánh thức mới được ăn ở, nhưng phải có tiết độ, không lang chạ, ngoại tình.

Trong gia đình, chồng không tà dâm, vợ không lang chạ, thì cuộc sống chung được đầm ấm, an vui. Do đó, gia đình được hạnh phúc, sự làm ăn tấn phát, sự nghiệp vững bền, bà con đôi bên vui vẻ, dòng họ hai phía thơm lây, xóm giềng vừa lòng, làng nước quí chuộng.

Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo nói:

Không tà dục và giữ được tịnh hạnh sẽ được bốn điều lợi:

a) Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn

b) Ðoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu

c) Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái

d) Ðược tiếng tốt, người đời khen ngợi

Không nói dối là nghĩ thế nào nói thế ấy, trong lòng và lời nói không trái nhau, việc phải thì nói phải, việc quấy thì nói quấy, việc có thì nói có, chuyện không thì nói không.

Có người cho rằng nói dối để lừa phỉnh chơi, thì không hại gì. Thật ra, sự nói dối ấy vẫn có hại, vì nó làm cho ta quen với thói xấu ấy, và làm cho người chung quanh không tin ở lời nói của ta nữa, dù đôi khi ta nói thật.

Nói dối vì sợ hãi, khiếp nhược, lại càng nên tránh, vì nó làm cho ta quen tánh che giấu tội lỗi, và không chịu sửa chữa.

Nói dối để thu lợi hay khoe khoang, lại càng nặng tội. Nhà buôn nói dối rất dễ ế hàng; và nhất là kẻ học đạo, nếu nói dối rằng mình đã chứng quả Thánh, hay đắc đạo để cho người kính phục, sùng bái mình, thì sẽ mắc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào ba đường ác.

Nói dối, chỉ trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói dối mà lại nói lời ngay thật, thì được những điều lợi ích như sau:

b) Thế gian và nhân, thiên đều kính yêu

c) Lời nói không lầm lộn và vui vẻ

d) Trí tuệ thù thắng, không ai hơn

đ) Ðược hưởng lạc thú như ý nguyện và ba nghiệp đều trong sạch.

Không nói thêu dệt, nghĩa là không trau chuốt lời nói, không thêu hoa, dệt gấm, không ngọt ngào đường mật, để lung lạc lòng dạ của người, để quyến rũ làm những điều sái quấy. Những kẻ nói lời thêu dệt là những kẻ có lòng dạ bất chính, lợi dụng lòng dễ tin của người để trục lợi. Những người nầy thường bị người đời chê cười, khinh rẻ và tránh xa, để khỏi bị tổn hại tài sản, danh giá và tánh mạng nữa.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời thêu dệt sẽ được ba điều lợi ích:

b) Hay đáp được những câu hỏi khó khăn

c) Ðược làm người có uy đức, cao quý trong cõi nhân thiên.

Không nói lưỡi hai chiều, hay nói hai lưỡi, nghĩa là không đến bên nầy nói xấu bên kia, không đến bên kia nói xấu bên này; không đem chuyện người nầy ra dèm pha, mà cũng không khêu chuyện người nọ ra nhạo báng; không làm cho đôi bên sân hận đấu tranh, cũng không đứng trung gian gây ác cảm cho hai đàng thù oán. Tóm lại, người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm, không dùng lời trái ngược để làm cho những kẻ thân thành thù, gần thành xa.

Người không nói hai lưỡi, không khi nào có chuyện lôi thôi với bà con, và cũng không có việc phiền muộn với hàng xóm, nên được thân bằng quyến thuộc, kẻ xa người gần kính mến. Người không nói hai lưỡi mà còn nói những lời êm ái hòa thuận, làm cho bạn bè thêm kính trọng nhau, bà con thêm tin yêu nhau, khiến cho ai ai cũng vui vẻ bằng lòng nhau. Những người ấy đi đến đâu cũng được tiếp đãi tử tế, gặp việc gì khó cũng dàn xếp được dễ dàng.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói hai lưỡi, sẽ được những điều lợi ích sau đây:

a) Bà con, dòng họ được luôn luôn sum họp

b) Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại

Không nói hung ác là không nói những lời hung dữ ác độc, cộc cằn, thô tục làm cho người nghe khó chịu; không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn, tủi đau v.v…

Người không nói lời hung ác, chẳng hề bươi móc việc không hay của ai, mà trái lại, ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ khác. Lời lẽ của họ thốt ra dịu dàng, thanh nhã, hiền hậu, toàn là lời đạo đức, từ bi, lợi lạc cho tất cả chúng sinh, ai nghe cũng hân hoan, kính trọng.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời hung ác mà lại nói lời ôn hòa, được những công đức như sau:

a) Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích

b) Nói điều gì, ai cũng nghe theo và tin cậy

c) Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được mến yêu.

Ở đời, có 5 món dục lạc, mà người ta thường tham muốn nhất là: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Ngũ trần dục lạc ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều. Như tham tiền của phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính, để thâu tóm về mình, và khi mất thì lại vô cùng đau khổ. Tham sắc thì tốn tiền nhiều, lại mất sức khỏe và hao tổn tinh thần; nhiều khi lại tìm những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng ước muốn; nếu không được, lại đâm ra ghen tương, thù hận, giết chóc. Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào lòn ra cúi, lao tâm khổ trí, mất ăn bỏ ngủ, đôi khi lại còn làm trò cười cho người chung quanh. Tham ăn uống cao lương mỹ vị, thì bị nhiều bịnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham ngủ nghỉ, ngủ sớm dậy trưa, thì trí não hóa đần độn, tối tăm.

Ngũ dục lạc chính là những nguyên nhân chính ràng buộc kiếp người vào vòng sinh tử, luân hồi, sa đọa.

Người không tham muốn những thứ ấy, là người biết tu hành Thiểu Dục và Tri Túc. Thiểu Dục là muốn ít; Tri Túc là biết đủ. Người Thiểu Dục, Tri Túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn.

Xã hội nếu chỉ gồm những hạng người ấy, thì những thảm trạng: kẻ mạnh hiếp người yếu, kẻ giàu đàn áp người nghèo, người nghèo oán hận kẻ giàu, không còn tiếp diễn, và cõi đời cũng được sống trong cảnh thanh bình an lạc.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây:

a) Ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được tự tại, vì nhân các căn đều đầy đủ

b) Của cải không mất mát, hay bị cướp giựt

d) Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.

Không giận hờn là vẫn giữ sự bình tĩnh, điềm đạm, nhu hòa trước những cảnh trái ý nghịch lòng.

Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại, nó như một ngọn lửa dữ, đốt cháy cả mình lẫn người chung quanh. Kinh Phật có câu:

“Một niệm giận hờn nổi lên, thì trăm, nghìn cửa nghiệp chướng đều mở. Lửa tức giận một phen phát ra, liền đốt tất cả rừng công đức“.

“Dằn tâm giận xuống một lúc thì khỏi lo sợ cả trăm ngày. Nên chi việc đáng nhịn thì nhịn, chuyện đáng răn thì răn. Nếu chẳng nhịn chẳng răn, thì việc nhỏ hóa ra to. Bao nhiêu điều phiền não, đều do chẳng nhịn mà ra“.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người nào không giận tức, thì được tám món tâm pháp, vui mừng như sau:

e) Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh

ê) Thân tướng trang nghiêm, chúng sinh đều tôn kính

g) Có đức nhẫn nhục, được mau sinh lên cõi Phạm Thiên.

Không si mê là biết phán đoán rành rẽ, nhận định rõ ràng, đúng đắn, không cố chấp theo sự hiểu biết riêng của mình, không tin những thuyết không hợp chơn lý, nhất là không mê tín dị đoan.

Người không si mê, tức là người có trí huệ, giản trạch, tin có nhân quả luân hồi, nên không tạo tội mà cứ làm phước, thường tu hạnh Bát nhã, dứt trừ vô minh, để tiến mãi trên con đường giải thoát.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không si mê, thì thành tựu được 10 pháp công đức sau đây:

a) Ðược ý vui chơn thiện và bạn chơn thiện

b) Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.

c) Chỉ quy y Phật, chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo

d) Tâm được ngay thẳng, chánh kiến

đ) Sanh lên cõi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác

e) Phúc huệ không lường, thường tăng lên mãi

ê) Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo chánh

g) Không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp

Mười nghiệp lành, cũng như mười nghiệp dữ, đều do thân, khẩu, ý phát khởi ra. Nghiệp dữ ví như cỏ, nghiệp lành ví như lúa, đều mọc chung trên một đám ruộng. Cỏ thường làm chướng ngại lúa, không cho sinh trưởng tốt tươi. Nếu muốn lúa tốt để mãn mùa thu hoạch được nhiều, thì phải nhổ sạch cỏ. Cũng thế, muốn được nghiệp lành, thì cần phải dứt hẳn mười nghiệp dữ.

Hàng phục mười nghiệp dữ, mỗi ngày cứ phát triển nghiệp lành mãi, thì sẽ được bốn điều lợi ích sau nầy:

Thân tâm con người thường bị nghiệp lực chi phối. Sự thực hành mười nghiệp lành, sẽ hoán cải thân tâm con người trở thành tốt đẹp. Dụ như không sát sanh mà lại phóng sanh, thì lòng hung ác sẽ đổi ra lòng từ bi, sự oán thù sẽ đổi ra thành ân nghĩa.

Hoàn cảnh cũng như tấm gương lớn phản ảnh tất cả những cử chỉ hành động, đời sống của mỗi người.Nếu ta cười thì tấm gương cười lại; nếu ta khóc, tấm gương cũng khóc lại. Cũng thế, nếu ta làm các việc lành, giúp ích đồng loại, cứu vớt chúng sinh, thì hoàn cảnh đối với ta, sẽ trở thành cảnh giới tốt đẹp. Chẳng hạn, khi ta không giận hờn, lại tu hạnh nhẫn nhục, thì hoàn cảnh không có sự đấu tranh giết hại, mà chỉ là sự tương thân tương ái.

Tu Thập Thiện Nghiệp là gieo nhân tốt để đời sau gặt kết quả đẹp đẽ là sanh lên cõi Trời, hưởng phước lạc đầy đủ.

Mười phương ba đời, các vị hiền thánh thoát khỏi sanh tử, chứng quả vô thượng, đều lấy mười nghiệp thiện làm căn bản; vì mười nghiệp lành nầy, có công năng ngăn ngừa các hành vi độc ác, làm cho ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh, nhờ đó, con người mới thoát ly sanh tử, chứng quả Niết-bàn. Nếu đem mười nghiệp lành nầy, hồi hướng cho toàn thể chúng sinh, thì sẽ được Phật quả.

Tóm lại, tu Thập Thiện Nghiệp thì trong đời hiện tại, thân tâm ta được cải thiện đẹp đẽ, hoàn cảnh ta sống được sáng sủa tươi vui; và tương lai ta tránh khỏi đọa lạc chốn tam đồ, lại được hưởng phước báu cõi Nhân, Thiên và Niết-bàn.

Vậy ước mong tất cả mọi người, nên tu Thập Thiện Nghiệp để tạo hạnh phúc cho mình và cho tất cả chúng sinh. Có như thế mới là bực trí huệ, biết làm theo lẽ phải. Vì một phen được thân người mà không tu để tiến hóa lên, thì khi mất nhân thân rồi, muôn kiếp khó trở lại được.

Nội dung mới

Xăm Nữ

Xăm Nữ

“Thợ xăm luôn phải biết giữ mình”

Chợ Gạo

Chợ Gạo

Địa chỉ: Nguyễn Hữu Huân - QL50, Long Thạnh, Long Bình Điền, Chợ Gạo, Tiền Giang.

Cafe Cần

Cafe Cần

- Địa chỉ:  M04-L12 Khu đô Thị Dương Nội Hà Đông (ngay cạnh công viên thiên văn học và chỉ cách Aeon Mall 500m).

Ngoại Ngữ

Ngoại Ngữ

Là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của HUFLIT, khoa Ngoại ngữ đã gắn liền với uy tín của học hiệu của trường trong đào tạo và giảng dạy hơn 30 năm qua. Trong mỗi ngành học, sinh viên không chỉ được học về ngôn ngữ học cùng kiến thức về văn minh, văn hóa, văn học mà còn được lựa chọn một chuyên ngành yêu thích để tìm hiểu sâu hơn. Bên cạnh đó, các bạn được mài giũa kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong môi trường học thuật, giao tiếp hàng ngày và giao tiếp nơi công sở. Đồng hành cùng các bạn là những giảng viên có dày dạn kinh nghiệm, học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ được đào tạo trong nước và nước ngoài.

Áo Cưới

Áo Cưới

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điểm Số

Điểm Số

Bài Văn nghị luận nói về vai trò của điểm số trong học tập của nữ sinh Phạm Ngọc Ánh, học sinh lớp 11 Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) được một giáo viên chia sẻ trên mạng. Nhiều ý kiến đánh giá, bài nghị luận thể hiện suy nghĩ chín chắn của cô học trò, em đưa ra những lập luận, dẫn chứng thuyết phục, sâu sắc khi nói về vai trò của điểm số trong học tập. Đặc biệt là những “mặt trái” của điểm số có thể “đánh thức” nhiều người u mê học chỉ vì điểm.

Báo Tp

Báo Tp

Sáng 9/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai

Du Học

Du Học

Đại học Tây Sydney mang đến cho sinh viên quốc tế nhiều chương trình học bổng giá trị cho chương trình Đại học và Sau đại học

6 Tuổi

6 Tuổi

Đây là trắc nghiệm đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ, thể hiện qua 4 lĩnh vực phía dưới. Trẻ đến độ tuổi 5 tuổi cần thực hiện được những hoạt động dưới đây

Bị Dư Ối

Bị Dư Ối

Dư ối là một hiện tượng hiếm gặp ở thai kỳ. Tuy nhiên nếu gặp phải hiện tượng này có thể xuất hiện một số nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Với thắc mắc vấn đề dư ối có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cục Xn

Cục Xn

Sáng nay (21/10), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường (SN 1976), Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Ảnh 27 2

Ảnh 27 2

Ngày 27 tháng 2 là Thầy thuốc Việt Nam, vào ngày này hàng năm. Chúng ta lại tôn vinh giá trị của những người làm công tác y tế. Những lời chúc mừng ngày 27/2, những tấm thiệp chúc mừng 27/2 hay và ý nghĩa nhất được gửi đến các ý bác sĩ như một món quà tinh thần, lời động viên giúp các y bác sĩ, dược sĩ, những người làm trong ngành y thêm niềm tin, niềm hạnh phúc và tự hào.

Suối

Suối

Cách TP.Bà Rịa khoảng 7km, suối Đá và suối Tiên nằm trong quần thể núi Dinh (thuộc địa bàn xã Tân Hải, TX.Phú Mỹ). Điểm du lịch này dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên hoang dã.

Quan Hệ

Quan Hệ

Cập nhật lần cuối vào 13/01/2024

Bơm 3

Bơm 3

Bơm tiêm  sử dụng một lần VINAHANKOOK loại 50ml

Liên Xô

Liên Xô

Ở Ukraina, Lviv và Kiev đã tổ chức Ngày quốc khánh Ucraina vào ngày 22 tháng 1 năm 1989. Hàng ngàn người tập trung tại Lviv vì một dịch vụ tôn giáo trái phép ở phía trước Nhà thờ St. George. Tại Kiev, 60 nhà hoạt động đã gặp nhau trong một căn hộ ở Kiev để kỷ niệm tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Ucraina năm 1918. Vào ngày 11-12 tháng 2 năm 1989, Hội Ngôn ngữ Ucraina đã tổ chức Đại hội thành lập. Ngày 15 tháng 2 năm 1989, việc thành lập Ủy ban sáng kiến cho sự gia hạn của Giáo hội Chính thống Giáo phận người Ukraina đã được công bố. Chương trình và quy chế của phong trào đã được đề xuất bởi Liên minh Nhà văn Ukraine và đã được xuất bản trên tạp chí Literaturna Ukraina ngày 16 tháng 2 năm 1989. Tổ chức này báo trước những người bất đồng chính kiến Ucraina như Vyacheslav Chornovil.

Hữu Đằng

Hữu Đằng

Meta là tên gọi của công ty mới do Mark Zuckerberg thành lập, thay thế cho Facebook trước đây. Sau khi được thành lập, Facebook và các dịch vụ trước đây, như Instagram, WhatsApp, Oculus…, sẽ trở thành một công ty con dưới quyền của công ty mẹ Meta.

Huy Quốc

Huy Quốc

Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho quốc gia.

Tâm Ác

Tâm Ác

(TG) - Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!

Cục V01

Cục V01

Sáng nay (21/10), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường (SN 1976), Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.