Hãy thử tìm kiếm với từ khóa khác
Thẩm định chi phí sản xuất (dịch vụ) hàng năm của dự án
Chi phí sản xuất (dịch vụ) của dự án được thẩm định dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án để kiểm tra các khoản mục chi phí sau:
o Định kỳ thanh toán (thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, thời gian của 1 kỳ thanh toán).
o Cách thức trả nợ (trả đều, trả không đều).
Dòng tiền được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được hiểu là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền của dự án có vai trò quan trọng trong đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Chính vì vậy, thẩm định dòng tiền được xem là một nội dung quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Dòng tiền sau thuế (trên quan điểm tổng vốn đầu tư) được thẩm định dựa trên phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp gián tiếp.
Theo phương pháp trực tiếp, dòng tiền được xác định là mức chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí phát sinh trong từng năm hoạt động của dự án.
Các khoản thu của được thể hiện: doanh thu trong từng năm hoạt động của dự án và các khoản thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động).
Các khoản chi phí của dự án được thể hiện: Chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án (vốn cố định và vốn lưu động), giá trị đầu tư bổ sung tài sản (nếu có), chi phí hàng năm (không bao gồm khấu hao và lãi vay).
Khi thẩm định dòng tiền của dự án cần chú ý: doanh thu và chi phí của dự án không tính đến thuế giá trị gia tăng.
Dòng tiền sau thuế cũng có thể tính theo phương pháp gián tiếp. Tuỳ theo mục tiêu cần phân tích, dòng tiền của dự án còn có thể xem xét trên quan điểm vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án (NPV)
Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án phản ánh quy mô lãi của cả đời dự án tính tại thời điểm hiện tại (đầu thời kỳ phân tích) hay tại thời điểm tương lai (cuối thời kỳ phân tích).
Thu nhập thuần của dự án là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án sau khi đã được đã được đưa về cùng một thời điểm (hiện tại hoặc tương lai).
Phân tích tài chính dự án đầu tư
Phân tích tài chính là công việc quan trọng giúp đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư về mặt tài chính thông qua nhiều nghiệp vụ chuyên môn khác nhau.
Phân tích tài chính dự án đầu tư là cơ sở để các chủ đầu tư, nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền quyết định xem một dự án có được đầu tư hay không. Nhà phân tích tài chính sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh tài chính và nền kinh tế xã hội hiện nay để đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
Tính khả thi về tài chính thực sự quan trọng đối với mỗi dự án. Chính vì tầm quan trọng như vậy, đây là công việc bắt buộc đầu tiên trước khi bắt tay vào khởi động các dự án.
Các công việc người làm phân tích tài chính dự án đầu tư bao gồm:
– Xem xét các nhu cầu và đảm bảo về nguồn lực tài chính giúp cho việc thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả. Thông qua các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn mà có thể xác định quy mô đầu tư, cơ cấu của các loại vốn và nguồn tài trợ cho dự án tới từ đâu.
– Từ góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án, người làm phân tích tài chính có thể xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả của hoạt động trong dự án. Tính toán các chi phí sử dụng kể từ khi soạn thảo dự án cho đến khi kết thúc dự án. Qua đó xem xét các lợi ích thu được từ việc thực hiện dự án.
Dựa vào kết quả của quá trình này, chủ đầu tư sẽ đưa ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không. Suy cho cùng, bất kì cá nhân, tổ chức nào một khi đã quyết định đầu tư vào dự án đều phải chắc chắn rằng chúng mang lại lợi nhuận hoặc thậm chí là tính toán lợi nhuận cao hơn so với các dự án khác.
Trước tiên chúng ta cần phải xem xét đến mục tiêu của dự án bao gồm: Xem xét mặt tài chính, mục tiêu chúng ta cần đạt được từ dự án chính là mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư.
Tiếp theo đó chính là quy trình của dự án bao gồm: Mục tiêu của nghiên cứu tài chính nhằm giải quyết các vấn đề:
– Xác định chi phí đầu tư, cơ cấu phân bổ của nguồn vốn và cơ cấu vốn tài trợ.
– Tính toán chặt chẽ các khoản thu – chi – lợi nhuận thực tế.
Tổng vốn của dự án (tổng mức đầu tư của dự án) chính là toàn bộ chi phí sử dụng cho một dự án bao gồm các chi phí để xây dựng, chi phí bỏ ra để tạo ra các điều kiện cần thiết giúp dự án hoạt động bình thường theo đúng mục tiêu đã được đề ra với chủ dự án. Chi tiết về các khoản chi phí trên như sau:
Đây chính là các khoản chi phí phát sinh trước khi triển khai dự án. Là khoản chi tiêu sử dụng cần thiết để đảm bảo dự án được triển khai và đi vào hoạt động bình thường. Có thể gọi đây là chi phí nghiên cứu dự án.
Trước khi lập ra một dự án đều cần đến các phân tích tài chính đầu tư, do vậy mà phát sinh ra các khoản chi phí được tính vào phí sử dụng trước đầu tư.
Các chi phí trước đầu tư có khá nhiều như công tác chuẩn bị đầu tư dự án, trả lương cho nhân viên, công nhân trước khi triển dự án hay các chi phí xây dựng lán, nhà tạm cho công, nhân viên hoặc các chi phí quản lý chung của dự án, chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, quan trọng nhất là chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:
– Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
– Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
– Chi phí thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
– Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm tra thiết kế xây dựng, dự toán công trình
– Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu thi công xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị
– Chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, công tác khảo sát xây dựng
– Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư xây dựng hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, tính chất dự án đã thực hiện, có sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án.
Việc thẩm định, phê duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thực hiện đồng thời với việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.
Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau:
THẨM ĐỊNH RỦI RO VỀ CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do đó để đánh giá được chính xác cũng như độ an toàn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư cần tiến hành thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư thông qua: Phân tích độ nhạy, Phân tích mô phỏng
Cam kết tín dụng nguồn vốn khi tham gia vào dự án đầu tư
THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN
Khả năng trả nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Nguồn trả nợ hàng năm được lấy từ dòng tiền sau thuế của dự án (về nguyên tắc, phải ưu tiên sử dụng để trả nợ cho ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích khác). Khoản phải trả cho ngân hàng bao gồm nợ gốc và lãi vay. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn trả nợ hàng năm và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án.
Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định có thể theo mức đều đặn hàng năm hoặc có thể là trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi trả hàng năm tính trên số vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức thay đổi hàng năm…
Căn cứ vào kế hoạch trả nợ, cần cân đối xem nguồn trả nợ từng năm có bị thiếu hụt? để từ đó có thể cân nhắc số lượng cho vay hoặc điều chỉnh lại kế hoạch trả nợ cho dự án và xác định hiệu quả của dự án.
Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư. Thẩm định tài chính là nội dung tiếp theo trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung thẩm định trước. Chính vì vậy, tính chính xác trong Thẩm định các nội dung trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua:
Với mục đích trên, thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án đầu tư. Các kết luận chính xác từ nội dung thẩm định tài chính dự án là cơ sở để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, các định chế tài tài chính ra quyết định tài trợ vốn cho dự án.