Công ty cổ phần Habeco - Hải Phòng
DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG NGÀNH NÔNG SẢN NĂM 2021
Sản xuất nông nghiệp truyền thống đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng tái cấu và cách mạng hóa theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Trên khắp thế giới, các nước đều có cuộc chạy đua ở nhiều tầng mức để ứng dụng các phương pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Theo ông Dhriti Satya, chuyên gia công nghệ sinh học và tạo giống, kiêm sáng lập tổ chức nông nghiệp AgriBioTechX, các xu hướng trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu năm 2021 như sau:
Tại sao phải báo cáo tình hình lao động 6 tháng đầu năm 2024
Khai trình lao động hay còn được gọi là báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 là một nghiệp vụ được thực hiện định kỳ 02 lần một năm. Theo quy định, các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện báo cáo để gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vì thông thường sẽ không có văn bản hay thông báo nào để nhắc nhở doanh nghiệp về việc gần đến hạn chót nộp báo cáo lao động 6 tháng đầu năm 2024. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải tự thực hiện khi đến hạn để tránh phát sinh truy thu.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang bỏ qua bước khai trình lao động định kỳ hằng năm nhưng vẫn không nhận được công văn thanh tra hay quyết định truy thu. Do vậy, doanh nghiệp dần không chú trọng nghiệp vụ này. Thế nhưng doanh nghiệp cần biết, nếu doanh nghiệp có bất cứ nghiệp vụ về bảo hiểm hay lao động đáng ngờ nào trong năm thì đều có thể bị thanh tra, và khi thanh tra, cán bộ sẽ kiểm tra chi tiết phần khai trình lao động.
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về khai trình lao động qua bài viết Khai Trình Lao Động: Nghiệp Vụ Bắt Buộc
Giai Đoạn 1: Đăng ký tài khoản Dịch vụ công Quốc gia
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia “https://dichvucong.gov.vn/”
Bước 3: Chọn đối tượng đăng ký là “Doanh nghiệp” và loại chứng thư số mà đơn vị sử dụng (thường là ký số USB Token)
Bước 4: Sau khi xác nhận, doanh nghiệp tiếp tục điền đầy đủ thông tin
Bước 5: Chọn “Đăng ký” để hoàn thành đăng ký tài khoản
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 online
Theo Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 được quy định như sau:
Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Như vậy, thời hạn báo cáo tình hình sử dụng lao động (bao gồm thay đổi về lao động) được định kỳ là 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12).
Quy định về báo cáo tình hình lao động 6 tháng đầu năm 2024
Quy định mới nhất về khai trình lao động được đề cập trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Cụ thể:
Quy định về khai trình lao động lần đầu được nêu tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
“1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.”
Như vậy, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sau ngày 15/10/2020 thì không phải khai trình lần đầu nữa.
Quy định về khai trình lao động định kỳ được nêu tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
“2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
Theo quy định trên thì doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo hằng năm chậm nhất vào ngày 05/06 và ngày 05/12.
[4] The New York Times, Coronavirus in the U.S.: Latest Map and Case Count, Updated Dec. 16, 2021
[5] Jeff Cox (Dec 3, 2021), Job growth disappoints in November, with a gain of just 201,000, despite high hopes, https://www.cnbc.com/2021/12/03/jobs-report-november-2021.html
[6] Al Jazeera Staff (16 Dec 2021), US jobless claims rise but the jobs market is still super tight, https://www.aljazeera.com/economy/2021/12/16/us-jobless-claims-rise-but-the-jobs-market-is-still-super-tight
[7] Raymond James (December 03, 2021), The Fed’s Dilemma, https://www.raymondjames.com/commentary-and-insights/economy-policy/2021/12/03/weekly-economic-commentary
[8] Trading Economics, United States Inflation Rate, https://tradingeconomics.com/united-states/inflation-cpi?fbclid=IwAR3f0ZX3w-IOKq8rE_PCfWXthiW4WEnboHpqsYsFaNgzlSh9xqaJTzYhmqc
[9] Raymond James (December 10, 2021), More Evolution Than “Pivot”, https://www.raymondjames.com/commentary-and-insights/economy-policy/2021/12/10/weekly-economic-commentary
[10] Wells Fargo (December 09, 2021), 2022 Annual Outlook: Restoring Balance in the Post-Pandemic Economy, https://wellsfargo.bluematrix.com/links2/html/a502bfc1-559f-452b-94f8-20e96ae6b097
[11] Raymond James (December 17, 2021), Weekly Economic Commentary, https://www.raymondjames.com/commentary-and-insights/economy-policy/2021/12/17/weekly-economic-commentary
[12] Trading Economics, U.S. Unemployment Rate, https://tradingeconomics.com/united-states/unemployment-rate
[13] Trading Economics, United States Industrial Production, https://tradingeconomics.com/united-states/industrial-production
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024
Tải Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024, được quy định theo Mẫu số 01/PLI ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có các điểm cần lưu ý khi điền mẫu báo cáo lao động 6 tháng cuối năm 2024 như sau:
Đây là những điều cần chú ý khi điền Mẫu số 01/PLI, giúp đảm bảo rằng thông tin báo cáo về tình hình sử dụng lao động trong 6 tháng cuối năm 2024 là chính xác và đầy đủ để việc nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 được trở nên suôn sẽ.
Cơ hội cho ngành Nông sản trên sàn Thương mại điện tử 2021
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Thứ hai, việc thu hút khách hàng đến mua sản phẩm đơn giản hơn vì các sàn TMĐT hiện nay có nhiều tính năng đa dạng như livestream (một hình thức quay video trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng), quảng cáo từ khóa trên trang (tính năng nhằm tăng thứ hạng gian hàng trên sàn), gian hàng trực tuyến (nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp)… và dưới sự hỗ trợ và tư vấn từ phía nhân viên của sàn. Để kinh doanh nông sản thành công trên sàn TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang và trải nghiệm khách hàng tốt để tạo uy tín cho thương hiệu.
Đọc bản PREVIEW ở LINK dưới và đăng ký nhận FULL EBOOK tại: https://forms.gle/9LaJxmy621CizTna6
[20] U.S. News (2021), Inflation 2022 projection: Which areas will be affected in our lives due to inflation?
[21] Trâm Anh (December 13, 2021), Gói hỗ trợ của chính phủ liệu có tạo đà bứt tốc?, https://vneconomy.vn/goi-ho-tro-cua-chinh-phu-lieu-co-tao-da-but-toc.htm
[22] Trâm Anh (December 13, 2021), Gói hỗ trợ của chính phủ liệu có tạo đà bứt tốc?, https://vneconomy.vn/goi-ho-tro-cua-chinh-phu-lieu-co-tao-da-but-toc.htm
[23] Mirae Asset Việt Nam (December 2021), Triển vọng 2022: Nắm bắt cơ hội, https://masvn.com/api/attachment/file/1638759152910-2022-Outlook-Strategy-VN.pdf
Báo cáo tình hình sử dụng lao động là một trong những nghiệp vụ bắt buộc nhưng phần lớn doanh nghiệp lại chưa chú ý thực hiện, dẫn đến những khoản truy thu không đáng có. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024 mới nhất hiện hành để doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện. Để khai trình lao động năm 2024, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động online hay trực tiếp như sau.
[14] Tim Smart (2021), Will 2022 Be Naughty or Nice for the Economy…Or Both?, U.S. News.
[15] Ben Winck (December 16, 2021), The 2022 economy will be hotter and pricier than the Fed expected just three months ago, https://www.businessinsider.com/economic-recovery-inflation-outlook-federal-reserve-forecasts-unemployment-rate-fomc-2021-12
[16] The Confernce Board (December 15, 2021), The Confernce Board Economic Forecast for the US Economy, https://www.conference-board.org/research/us-forecast
[17] Ben Winck (December 16, 2021), The 2022 economy will be hotter and pricier than the Fed expected just three months ago, https://www.businessinsider.com/economic-recovery-inflation-outlook-federal-reserve-forecasts-unemployment-rate-fomc-2021-12
[18] Raymond James (December 17, 2021), Weekly Economic Commentary, https://www.raymondjames.com/commentary-and-insights/economy-policy/2021/12/17/weekly-economic-commentary
[19] The Confernce Board (December 15, 2021), The Confernce Board Economic Forecast for the US Economy, https://www.conference-board.org/research/us-forecast
[vi] The Conference Board (August 2022), The Conference Board Economic Forecast for the US Economy
https://www.conference-board.org/research/us-forecast
[vii] Ngân hàng Thế giới (2022), Báo cáo điểm lại tháng 8/2022: Giáo dục để tăng trưởng.
[viii] Ngọc An (2022), Việt Nam vươn lên top 10-15 nền kinh tế có quy mô ngoại thương lớn nhất toàn cầu trong năm nay, https://tuoitre.vn/viet-nam-vuon-len-top-10-15-nen-kinh-te-co-quy-mo-ngoai-thuong-lon-nhat-toan-cau-trong-nam-nay-20220819184301718.htm
Trong báo cáo của Hội đồng Hội nghị Hoa Kỳ được công bố vào ngày 15/12/2021, tốc độ tăng GDP của Mỹ quý III/2021 được điều chỉnh lên 2,1% so với con số 2,0% đã công bố từ tháng trước. Và với dự báo về sự gia tăng tốc độ chi tiêu cho tiêu dùng trong quý IV/2021 là 5,1% thay vì 3,5% trong báo cáo được công bố vào tháng 11 do chi tiêu cho tiêu dùng tăng nhanh hơn vào những tháng cuối năm, tốc độ tăng GDP của Mỹ quý IV/2021 có thể lên tới 6,5%[1].
Thâm hụt thương mại trong tháng 10/2021 giảm xuống chỉ còn 67,1 tỷ USD, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng gần đây, giảm mạnh so với mức thâm hụt thương mại cao kỷ lục 81,4 tỷ USD trong tháng 9/2021. Mức giảm thâm hụt thương mại trong tháng 10/2021 chủ yếu do xuất khẩu tăng 8,1% lên mức cao kỷ lục 223,6 tỷ USD do sự gia tăng các chuyến hàng xuất khẩu dầu thô, máy bay dân dụng, máy móc công nghiệp, đậu tương, ô tô và kim cương đá quý[2].
Doanh số bán lẻ tháng 11 ước tính tăng 0,3% (tương ứng với mức tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước). Mặc dù thấp hơn mức 1,8% trong tháng 10 và thấp hơn so với kỳ vọng, nhưng doanh số bán hàng vẫn cao hơn khoảng 15% so với xu hướng trước đại dịch. Chỉ số giá sản xuất PPI tăng 0,8% trong tháng 11 (tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước). Giá nhập khẩu tăng 0,7% trong tháng 11 và phần lớn là do giá vật tư và vật liệu công nghiệp tăng lên. Sản xuất công nghiệp tăng 0,5% trong tháng 11 và sản lượng chế tạo tăng 0,7%. Chỉ số giá sản xuất ISM trong tháng 11 tăng lên 61,1, ít thay đổi so với tỷ lệ 60,8 của tháng trước[3], và các hoạt động sản xuất vẫn bị hạn chế bởi sự gián đoạn chuỗi cung. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất chủ yếu là do tình trạng thiếu hụt lao động, giao hàng chậm, các vấn đề về vận chuyển và logistics, chi phí đầu vào tăng cao. Doanh số bán xe có động cơ trong tháng 10 giảm xuống 12,9 triệu chiếc, so với 13,0 triệu của tháng 10, giảm 190% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, cụ thể là sự thiếu hụt chất bán dẫn, chứ không phải do sụt giảm cầu.
Tính đến hết ngày 16/12/2021, số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã lên tới 50.493.182, con số tử vong do Covid-19 đã vượt quá 800.000 người. Số ca nhiễm mới trong ngày 16/12 là 146.195, cao hơn tương đối so với thời điểm cuối tháng 10/2021[4], làm dấy lên nỗi lo ngại đại dịch có thể bùng phát trở lại. Trong vòng một tuần, tỷ lệ ca nhiễm biến thể Omicron tăng vọt trong số các bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ. Các trường đại học phải hủy nhiều chương trình lễ hội cuối năm và các doanh nghiệp phải gián đoạn hoạt động, điển hình là tập đoàn Apple đã phải đóng cửa một số cửa hàng ở Mỹ.
Trong tháng 11/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống còn 4,2%, so với tỷ lệ 4,6% trong tháng 10. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng nhẹ từ 61,6% trong tháng 10 lên 61,8% trong tháng 11, con số này cũng cao hơn so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trung bình trong quý IV/2019 là 63,2%. Vào tháng 11, số lượng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp vẫn thấp hơn 4 triệu người so với mức trước đại dịch và nếu không có đại dịch, thì mức chênh lệch sẽ lên tới 7 triệu người[5]. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng 18.000, lên 206.000 trong tuần kết thúc vào ngày 11/12/2021. Con số này biến động nhiều trong giai đoạn cuối năm, song mức trung bình trong 4 tuần giảm xuống còn khoảng 204.000, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 1969[6].
Tiền công lao động theo giờ tháng 11 tiếp tục tăng 0,3% so với tháng 10 (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước). Đối với người lao động trong lĩnh vực sản xuất, tiền công lao động theo giờ trong tháng 11 tăng 0,5% so với tháng 10 (tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước)[7]. Trong điều kiện giá cả tiêu dùng có xu hướng ngày càng leo thang, sự gia tăng tiền công có thể khiến áp lực lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,8% so với tháng trước, tức tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng cao nhất kể từ năm 1982, đánh dấu tháng thứ 9 liên tiếp tỷ lệ lạm phát vượt quá mức lạm phát mục tiêu 2% của Fed. Sự gia tăng lạm phát chủ yếu là do tác động của đại dịch Covid-19, sự thiếu hụt lao động, nhu cầu hàng hóa tăng trong khi nguồn cung bị gián đoạn và áp lực tiền công đẩy giá cả hàng hóa leo thang[8].
CPI không tính thực phẩm và năng lượng trong tháng 11 tăng 0,5% so với tháng trước, tức tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thành phần trong chỉ số CPI tháng 11 đều tăng. Giá nhiên liệu tăng 6,1%, giá thực phẩm tăng 0,7% so với tháng trước. Giá xe đã qua sử dụng trong tháng 11/2021 tăng 2,5% so với tháng trước (tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2020), trong khi giá xe mới sản xuất tăng 1,1% (tức tăng 11,1% so với năm trước). Chỉ số Niềm tin Tiêu dùng Michigan giảm từ 71,7 trong tháng 10 xuống chỉ còn 67,4 trong tháng 11, cho thấy những lo ngại của người tiêu dùng khi tình hình dịch Covid-19 có xu hướng tăng trở lại và tỷ lệ lạm phát có xu hướng ngày càng tăng[9].
Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ có xu hướng tăng rõ rệt kể từ tháng 4/2021 trong nhiều lĩnh vực từ giá nhà, giá xe, giá thực phẩm và nhiên liệu, gây áp lực mạnh mẽ đối với người tiêu dùng trong mùa mua sắm vào dịp cuối năm và gây cản trở đối với kế hoạch phục hồi kinh tế của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Vào giữa tháng 11/2021, Tổng thống Biden đã ký thông qua Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm, cho phép chi tiêu khoảng 1 nghìn tỷ đô la trong 10 năm tới cho cơ sở hạ tầng "cứng". Vào ngày 19 tháng 11, Hạ viện đã thông qua Đạo luật Xây dựng Trở lại Tốt hơn (Build Back Better - BBB), trong đó có một loạt các sáng kiến liên quan đến cơ sở hạ tầng "mềm" (ví dụ: nghỉ phép có lương, các sáng kiến năng lượng xanh, trợ cấp chăm sóc trẻ em, phổ cập mầm non, nhà ở và chăm sóc sức khỏe, v.v.). Các khoản chi tiêu mới và các khoản tín dụng thuế trong dự luật tổng cộng khoảng 2,2 nghìn tỷ đô la và chủ yếu được chi trả bằng việc tăng thuế đối với các cá nhân và tập đoàn có thu nhập cao. Việc đạo luật này được thông qua ở Thượng viện là khó khăn, nhưng có thể cuối cùng Thượng viện sẽ thông qua dự luật với tổng giá trị khoảng 1,5 - 1,75 nghìn tỷ USD. Gói kích thích này nếu được thông qua sẽ được phân bổ trong thời gian 10 năm. Một phần của dự luật có thể được thực hiện trước, như đề xuất gia hạn thêm một năm đối với Tín dụng thuế trẻ em mở rộng. Đề xuất này không mang tính kích thích ngắn hạn như Kế hoạch giải cứu Hoa Kỳ trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la được ban hành đầu năm 2021. Ngoài ra, BBB cũng có thể có một số tác dụng tích cực đến nguồn cung. Tăng trưởng năng suất và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có thể được nâng cao nhờ nâng cấp cơ sở hạ tầng và một số yếu tố khác như như trợ cấp chăm sóc trẻ em và phổ cập mầm non. Ngoài BBB, khả năng sẽ không chính sách tài khóa lớn nào được ban hành trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Hai mục tiêu chính của Cục Dự trữ Liên bang là việc làm toàn dụng và tỷ lệ lạm phát ở mức 2% trong dài hạn chưa đạt được ở thời điểm hiện tại. Tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 4,2%, cao hơn 0,7 điểm phần trăm so với mức thấp đạt được vào cuối chu kỳ trước đó[10]. Tỷ lệ lạm phát PCE hàng năm đã vượt quá 2% kể từ tháng 3/2021 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục trên mức 2% cho đến giữa năm 2023.
Đúng như dự kiến, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đã đẩy nhanh việc mua tài sản hàng tháng. Tuyên bố chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang chỉ ra rằng, tỷ lệ tăng việc làm đã ổn định trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể. Trong các báo cáo trước đó, Fed cho rằng lạm phát chỉ diễn ra ở diện hẹp và chỉ tâp trung ở một số loại hàng hóa nhất định, song từ báo cáo về chỉ số CPI tháng 10, Chủ tịch Fed, ông Powell đã lưu ý rằng lạm phát đang diễn ra trên diện rộng và báo cáo về chỉ số CPI tháng 11 càng củng cố quan điểm cho rằng tình hình lạm phát ở Mỹ đang trở nên nghiêm trọng hơn. Tại cuộc họp với Quốc hội vào ngày 30/11/2021, ông Powell dường như đã bắt đầu chuyển xu hướng chính sách tiền tệ nới lỏng sang chính sách tiền tệ thắt chặt.
Trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tăng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp giảm, ngày 15/12, Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết sẽ chấm dứt các biện pháp kích thích kinh tế nhanh hơn thông qua việc đẩy mạnh tốc độ cắt giảm mua trái phiếu so với kế hoạch. Trước đó, ông Powell cho rằng lạm phát chỉ là một vấn đề nhất thời và sẽ giảm bớt khi các vấn đề về chuỗi cung ứng được khắc phục. Tuy nhiên, sau cuộc họp vào giữa tháng 12, Fed đã quyết định giảm mạnh số tiền mua trái phiếu chính phủ. Lượng mua tài sản hàng tháng của Fed sẽ giảm 30 tỷ USD, gấp đôi so với mức được Chủ tịch Fed đưa ra từ tháng trước. Với tốc độ đó, chi tiêu kích thích kinh tế của Mỹ dự kiến sẽ kết thúc vào đầu tháng 3/2022. Đồng thời, Fed cũng phát tín hiệu về việc tăng lãi suất ba lần vào năm 2022[11] trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở mức đáng lo ngại.
Nhìn chung, trong năm 2021, thị trường lao động ở Mỹ tiếp tục có sự cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức cao đỉnh điểm 14,8% trong tháng 4/2020 xuống còn 4,2% trong tháng 11/2021[12]. Sản lượng công nghiệp liên tục tăng kể từ tháng 3/2021 và tăng với tỷ lệ 5,3% trong tháng 11/2021[13]. Số lượng xe có động cơ trong tháng 11/2021 tăng lên 9,35 triêu, cho thấy vấn đề căng thẳng về chuỗi cung đã có phần lắng dịu. Kết quả một cuộc khảo sát gần đây đối với các chuyên viên tài chính doanh nghiệp do Delitte thực hiện đã cho thấy, 97% kỳ vọng chi tiêu cho lao động sẽ tăng trong năm 2022[14]. Bên cạnh đó, nhu cầu về chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ vẫn ở mức cao ở cả hình thức mua sắm trực tuyến và trực tiếp, giá bất động sản lập kỷ lục và thị trường chứng khoán hết sức sôi động.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục với những vấn đề thách thức do nguy cơ lây lan của biến thể Omicron và tác động từ các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, xu hướng chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed nhằm kiềm chế lạm phát, gói kích thích nằm trong kế hoạch xây dựng lại tốt hơn có thể không được thông qua, v…v… có thể gây cản trở đối với quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ năm 2022.
Tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục vào năm 2022, nhưng sự tham gia của lực lượng lao động cùng mức độ quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang trong việc chống lại nguy cơ lạm phát gia tăng vẫn còn là dấu chấm hỏi. Fed điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2022 sẽ vào khoảng 4,0%, tăng 0,2% so với mức dự báo 3,8% từ tháng 9 và sẽ giảm xuống còn 2,2% trong năm 2023 khi hiệu quả của các chương trình kích thích kinh tế giảm dần[15].
Theo dự báo của Hội đồng Hội nghị Hoa Kỳ được công bố vào tháng 12/2021, tốc độ trưởng GDP quý IV/2021 của Mỹ là 6,5%, chủ yếu được thúc đẩy bởi mức chi tiêu cho tiêu dùng là 5,1% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến tốc độ tăng GDP trong năm 2021 sẽ ở mức 5,6%. Tốc độ tăng GDP ở Mỹ quý I/2022 sẽ giảm xuống còn 2,2% do những lo ngại về lạm phát, tình hình dịch Covid-19 phức tạp do sự lan rộng của biến thể Omicron, mức tăng chi tiêu cho tiêu dùng giảm tốc và nhìn chung trong năm 2022, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ 3,5%[16].
Nền kinh tế được dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2022, nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2021. Theo dự báo của Fed được đưa ra vào trung tuần tháng 12/2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021 có thể ở mức 4%/ năm, tăng so với mức dự báo 3,8% từ tháng 9. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm xuống còn 3,5% trong năm 2021 và thị trường lao động tiếp tục được cải thiện[17]. Như vậy, kinh tế Mỹ đã phục hồi đáng kể trong năm 2021 sau khi tăng trưởng âm năm 2020, một phần nhờ hiệu quả của các gói kích thích tài chính. Trong năm 2022, biến thể Omicron có thể là một yếu tố trở ngại đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động sẽ chỉ mang tính tạm thời giống như biến thể Delta. Sự thiếu hụt lao động đã tác động đến sản lượng của nhiều ngành và có thể sẽ là là yếu tố hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Các phần của chuỗi cung ứng đã bắt đầu được cải thiện, nhưng việc tăng giá xuất hiện trên nhiều lĩnh vực hơn, điều này cho thấy nguy cơ lạm phát là rõ ràng và ngày một tăng cao. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đã bắt đầu giảm tốc độ mua tài sản hàng tháng vào tháng 11/2021, nhưng sẽ tăng gấp đôi tốc độ giảm đó vào tháng 1/2022 và sẽ kết thúc hoàn toàn việc mua tài sản vào tháng 3/2022 (thay vì tháng 6/2022). Fed đã nhấn mạnh rằng việc giảm mua tài sản và việc tăng lãi suất ngắn hạn là những quyết định riêng biệt. Việc tăng lãi suất của Fed sẽ phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế, trong đó triển vọng lạm phát sẽ là yếu tố chi phối[18]. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất 3 lần vào năm 2022 và 3 lần vào năm 2023. Các quan chức Fed vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể trong thời gian tới, nhưng cho biết sẽ có những hành động sớm hơn để ngăn chặn lạm phát trong năm 2022.
Dự báo của Fed tương đối lạc quan khi cho rằng tỷ lệ lạm phát của Mỹ sẽ đạt đỉnh vào quý IV/2021 và bắt đầu giảm từ quý I/2022. Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE) được dự báo sẽ từ 5,4% trong quý IV/2021 xuống còn 4,6% trong quý I/2022[19]. Các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ lạm phát có thể chỉ ở mức 2,6% tính chung cho cả năm 2022[20] nhờ các biện pháp tiền tệ thắt chặt trong năm 2022.
Xuất khẩu thực tế của Hoa Kỳ về cơ bản vẫn dưới mức trước đại dịch, trong khi nhập khẩu thực tế hiện đã cao hơn giai đoạn cuối năm 2019. Tuy nhiên, khi các điều kiện kinh tế và tài chính toàn cầu dần trở lại bình thường, thì tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu có thể vượt nhập khẩu. Đồng thời, giai đoạn bình thường mới sẽ mở lại các cơ hội đầu tư bên ngoài Hoa Kỳ và các nhà đầu tư ít muốn nắm giữ đô la hơn, khiến đồng đô la mất giá và giúp cho Hoa Kỳ tăng tính cạnh tranh. Do đó, thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được cải thiện phần nào. Mặc dù vậy, khi nền kinh tế toàn cầu dần khôi phục trở lại, các tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng được giải toả, và những dư chấn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn còn, thì triển vọng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn tới vẫn được xem là khá tích cực.
Ở Việt Nam, Quý III/2021 chứng kiến cú lao dốc lớn của nền kinh tế khi nhiều tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, v.v… (chiếm hơn 72% GDP của cả nước) phải áp dụng các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt để chống dịch. Kinh tế quý III giảm tới 6,17% so với cùng kỳ, và GDP cho 9 tháng chỉ còn tăng 1,42%[21]. Dữ liệu tháng 11/2021 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, tuy nhiên GDP năm 2021 ước tính chỉ đạt mức khoảng 2,1-2,8%, do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng hồi phục chậm. Những dư chấn của đợt dịch trong quý III/2021 cùng những lo ngại về biến chủng Omicron và khả năng bùng phát đợt dịch thứ 5 gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý tiêu dùng của người dân.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, do đó các giải pháp chuyên môn về y tế vẫn cần được chú trọng, các chính sách kinh tế vĩ mô (đặc biệt là các chính sách tài khóa) sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Tổng gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam ước tính khoảng hơn 13 tỷ USD, tương đương 4% GDP năm 2020, thấp hơn so với nhiều quốc gia nằm trong nhóm thu nhập thấp và trung bình thấp[22]. Để Việt Nam không lỡ nhịp phục hồi, cần có các gói hỗ trợ kịp thời, đủ mạnh và đúng đối tượng để thực sự mang lại hiệu quả. Từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới, có thể thấy các hỗ trợ thường được dành cho các nhóm ưu tiên bao gồm hệ thống y tế để đối phó với dịch bệnh, an sinh xã hội cho người dân, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng, tăng đầu tư công cùng các chương trình kích cầu tiêu dùng và du lịch.
Trong năm 2022, viễn cảnh kinh tế của Việt Nam được các chuyên gia đánh giá khá tích cực. Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam dự báo GDP năm 2022 dao động trong khoảng 5,7-6,2%[23]. Đánh giá này đặt trong giả định Việt Nam mở cửa kinh tế thành công và trở lại trạng thái bình thường mới. Các động lực chính cho tăng trưởng bao gồm vốn FDI, đầu tư công và xuất khẩu được kỳ vọng tăng trở lại. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và nguy cơ về làn sóng dịch tiếp theo, cùng với sự lây lan của biến thể mới Omicron, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô và việc thúc đẩy chuyển đổi số Chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hồi phục của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần đầu tư thỏa đáng cho chuyển đổi số, đầu tư phát triển khoa học công nghệ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, cải cách hành chính gắn với kết nối công nghệ.
Bên cạnh đó, đứng trước thách thức lạm phát trên toàn cầu, Nhà nước Việt Nam cần theo dõi sát sao nhằm kiểm soát nguy cơ lạm phát gắn với yêu cầu phục hồi kinh tế, phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong kiểm soát cung tiền và lãi suất, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và đi lại an toàn, tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng cần công bố minh bạch các chỉ số về kinh tế và tỷ lệ lạm phát, biến động giá cả, ổn định tâm lý của người tiêu dùng, tránh hiện tượng đầu cơ tích trữ gây ra sốt giá ảo và sự bất ổn định trên thị trường.
[1] The Confernce Board (December 15, 2021), The Confernce Board Economic Forecast for the US Economy, https://www.conference-board.org/research/us-forecast
[2] Trading Economic (Dcember 2021), United States Balance of Trade, https://tradingeconomics.com/united-states/balance-of-trade
[3] Raymond James (December 17, 2021), Weekly Market Snapshot, https://www.raymondjames.com/commentary-and-insights/economy-policy/2021/12/17/weekly-market-snapshot