Sau 12 năm niêm yết tại sàn Hà Nội, Vinaconex chuyển sang sàn HoSE với giá tham chiếu cho cổ phiếu VCG trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa khoảng 18.500 tỷ đồng.
Mã cổ phiếu bia và đồ uống niêm yết trên sàn HNX
Gồm 4 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX
Review và đánh giá các mã cổ phiếu bia và đồ uống
Quy mô dân số nước ta ngày càng lớn (tính đến 04/02/2023 là 99.399.075 người) với con số xấp xỉ gần 100 triệu dân. Tính đến năm 2022, có khoảng 66% dân số trên 18 tuổi, đây là độ tuổi thường xuyên tiếp cận bia và các đồ uống giải khát (chưa tính đến tất cả nhóm tuổi đều có thể sử dụng các đồ uống giải khát và có ga).
Việt Nam được xem là một thị trường “màu mỡ” cho các nhà cung cấp bia và các loại đồ uống. Bên cạnh đó, nhu cầu giao tiếp, tiệc tùng và kinh doanh ngày càng gia tăng khiến bia và các loại đồ uống (nhất là bia, rượu) là yếu tố thiết yếu trong xã hội ngày nay.
Mã cổ phiếu bia và đồ uống niêm yết trên sàn HSX
Tổng cộng có 5 mã cổ phiếu bia và đồ uống được niêm yết trên sàn HoSE
Tình hình kinh doanh ngành đồ uống
Tình hình kinh doanh ngành nghề đồ uống có sự cải thiện đáng kể sau dịch. Theo đó, các doanh nghiệp có mức độ phục hồi từ 80-100% chiếm 27,8% tổng số doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đồ uống, phục hồi 100-dưới 120% chiếm 33,3%, từ 120-dưới 150% chiếm 22,2% và phục hồi trên 150% chiếm 5,6% tính đến tháng 8/2022.
Tính đến hết quý 4/2022, SAB (Sabeco) vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu ngành bia và đồ uống với doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ 2021. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng mạnh như Habeco Trading (HAT) tăng 109% doanh thu so với cùng kỳ 2021, Bia Hà Nội – Thanh Hóa (THB) tăng 51% và Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi tăng 43% doanh thu so với cùng kỳ 2021.
CTCP NGK Sanest Khánh Hòa (SKH) với tình hình kinh doanh khá tích cực khi liên tục đạt trên 1.600 tỷ đồng qua 5 năm gần nhất. Quý 1,2,3/2022 doanh thu liên tục đạt trên mức 400 tỷ đồng với mức lợi nhuận trên 15 tỷ đồng mỗi quý.
Ngược lại, CTCP NGK Chương Dương có kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi liên tục báo lỗ trong 4 quý gần nhất, cao nhất là quý 3 với mức lỗ hơn 22 tỷ đồng, gần nhất là quý 4/2022 với mức lỗ hơn 13 tỷ đồng trong khi doanh thu lần lượt 2 quý là 23,18 tỷ đồng và 49,5 tỷ đồng.
Chi phí nguyên vật liệu là vấn đề khá khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bia và đồ uống hiện nay. Áp lực suy thoái kinh tế toàn cầu, các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối và Trung Quốc đóng cửa toàn bộ trước đây là những nguyên nhân dẫn đến đứt gãy nguồn nguyên liệu.
Từ đó, các doanh nghiệp chịu áp lực nặng nề về việc tăng giá các yếu tố đầu vào. Theo tình hình dự báo của Vietnam Report, có đến 88,9% doanh nghiệp lớn, nhỏ chịu áp lực giá nguyên liệu đầu vào; song song đó, diễn biến áp lực giá gia tăng đến cuối năm 2022 là 16,7%, đến cuối năm 2023 là 38,9% và sau năm 2023 là 33,3%.
CTCP Nước giải khát Chương Dương (SCD)
CTCP Nước giải khát Chương Dương có tiền thân là nhà máy Usine Belgique. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu hiện nay gồm nước giải khát có gá, rượu nhẹ và nước tinh khiết. Có lẽ tuổi thơ của những 8x-9x hiện nay, xá xị Chương Dương là hồi ức đẹp khó quên nhất. CTCP NGK Chương Dương là 1 trong các công ty nước giải khát niêm yết sớm nhất trên TTCK cho thấy tầm nhìn ban lãnh đạo hướng tới việc phát triển công ty trong dài hạn từ khá sớm.
Có lẽ nhắc đến Vinacafe tại Việt Nam thì không ai là không biết. Với tuổi đời hình thành từ rất sớm, những năm 1969, Vinacafe là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất kinh doanh cà phê hòa tan. Việc các đối thủ ngày nay xuất hiện nhiều như Maccoffee, Wakeup,..Vinacafe vẫn có cho mình vị trí số 1 và thị phần rộng lớn.
Giá nguyên liệu được xem như khó khăn cho ngành nghề bia và đồ uống trong những năm tới. Tuy nhiên, với những lợi thế về quy mô dân số và nhu cầu ngày càng cao, bia và đồ uống vẫn được xem là “miếng bánh ngon” cho các công ty dẫn đầu tại Việt Nam.
Sau mùa báo cáo tài chính, rất nhiều tiêu chí của các doanh nghiệp được nhà đầu tư trông chờ như một trong những điểm để tham khảo, củng cố thêm quyết định mua/bán/giữ cổ phiếu của mình.
Ngoài các tiêu chí thông thường như doanh thu, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, những tiêu chí khác để tham khảo còn xem những doanh nghiệp nào đang nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trong bối cảnh lãi suất ngân hàng nhiều biến động. Ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp đi vay nợ nhiều nhất cũng đang được nhà đầu tư quan tâm.
Những “chúa chổm” trên sàn chứng khoán đang làm ăn ra sao? liệu có phải cứ đi vay nhiều là không tốt? hay cũng như có nhiều tiền chưa hẳn đã tốt?
TOP 20 doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất
Thống kê cho thấy TOP 20 doanh nghiệp đi vay nhiều tiền nhất có tổng nợ khoảng 676.400 tỷ đồng. Trong số đó, khá bất ngờ khi tỷ lệ đi vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn tương đương nhau: tổng dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn khoảng 336.900 tỷ đồng và tổng dư vay nợ thuê tài chính dài hạn khoảng 339.500 tỷ đồng.
Nếu nhìn vào tổng nợ vay tài chính, Vingroup đang đứng đầu danh sách các doanh nghiệp đi vay nợ nhiều nhất với hơn 176.000 tỷ đồng, kế đến là Masan (hơn 68.000 tỷ đồng), Novaland (hơn 61.500 tỷ đồng) và Hòa Phát (hơn 60.600 tỷ đồng)…
Tuy vậy nhắc đến tổng nợ, cũng cần mang so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Vingroup có dư vay nợ thuê tài chính hơn 176.000 tỷ đồng trên tổng khối tài sản khổng lồ gần 608.000 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ tài chính/tổng tài sản chưa đến 29%. Trong khi đó tổng nợ của Hòa Phát (HPG) hơn 60.600 tỷ đồng tính trên tổng tài sản gần 176.300 tỷ đồng, chiếm đến 34,4%.
Novaland (NVL) – doanh nghiệp được nhắc tên nhiều nhất gần đây ở cả 2 chiều: ở chiều hướng tích cực, nhiều dự án của doanh nghiệp đang được tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt vướng mắc về pháp lý, bên cạnh đó nhiều lô trái phiếu quá hạn của Novaland đã đàm phán được với trái chủ về việc gia hạn hoặc chuyển đổi. Ở chiều ngược lại, cũng không ít lô trái phiếu của Novaland và các công ty con không đạt được thỏa thuận với trái chủ, khiến doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy áp lực tài chính.
Tổng nợ vay tài chính của Novaland đến hết quý 2 là 61.578 tỷ đồng, chiếm gần 24% tổng tài sản. Tuy vậy trong tổng số gần 257.300 tỷ đồng tổng tài sản của Novaland, có đến 139.000 tỷ đồng là hàng tồn kho (trong đó có gần 127.800 tỷ đồng là bất động sản để bán nhưng đang xây dựng, chỉ hơn 11.100 tỷ đồng đã hoàn thành để bán), hơn 43.800 tỷ đồng là “phải thu dài hạn khác” (trong đó có đến 39.200 tỷ đồng đã dùng để hợp tác đầu tư cùng đối tác). Đây chính là điều tạo nên áp lực tài chính lớn nhất trong khối nợ vay của Novaland.
Nếu xét về tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản, tỷ lệ của Tổng công ty phát điện 3 (PGV) đang là lớn nhất với 57,9%. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của PGV đến hết quý 2 là hơn 37.600 tỷ đồng, tuy vậy trong đó có đến 32.300 tỷ đồng là vay dài hạn. Tỷ lệ vay dài hạn lớn khiến PGV ít chịu áp lực tài chính ngắn hạn, tuy vậy lại chịu áp lực trả lãi tiền vay. Tổng chi phí trả lãi của PGV trong 6 tháng đầu năm lên tới 1.200 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản lớn hơn 50% còn có Giao thông Đèo cả (HHV). Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn của doanh nghiệp lên tới 20.374 tỷ đồng, chiếm 56,4% tổng tài sản của công ty và gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu.
CII – doanh nghiệp thuộc nhóm ngành đầu tư hạ tầng, có tổng nợ tài chính hơn 13.100 tỷ đồng, chiếm 48,8% tổng tài sản và bằng 144% vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ vay, CII có hơn 7.100 tỷ đồng vay nợ dài hạn và hơn 6.000 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn – đây là nguyên nhân khiến CII phải chi đến hơn 650 tỷ đồng trả tiền lãi trong nửa đầu năm.
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp dù mang tiếng chúa chổm trên thị trường, nhưng bản thân vẫn có rất nhiều tiền mang đi gửi ngân hàng. Điển hình trong số đó như Hòa Phát, doanh nghiệp ngành thép này đang có 36.100 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, trong đó có đến hơn 22.800 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 3-12 tháng.
FPT cũng có đến gần 26.700 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tiền gửi các kỳ hạn tại ngân hàng, trong đó có hơn 24.400 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 3-12 tháng. Thế giới di động có trên 24.400 tỷ đồng tiền, các khoản tương đương tiền…
Những doanh nghiệp giàu tiền này cũng nhận về khoản doanh thu tài chính từ lãi tiền gửi khá lớn hàng năm. Thế giới di động nhận về 809 tỷ đồng trong 6 tháng; FPT thu được 753 tỷ đồng, Petrolimex có thêm 524 tỷ đồng, CII nhận về 424 tỷ đồng lãi tiền gửi, hay như ACV nhận 828 tỷ đồng…
Dù vậy đối với một số doanh nghiệp, việc chi lãi tiền vay và nhận về lãi tiền gửi vẫn không thể đủ bù trừ cho nhau.
Ví dụ Thế giới di động, FPT, ACV, FPT Telecom (FOX)… đều có mức thu lãi tiền gửi nhiều hơn so với chi trả lãi vay. Trong khi đó Genco3, Giao thông Đèo Cả, CII, Thành Thành Công Biên Hòa… đều thu lãi thấp hơn nhiều so với số tiền lãi vay phải chi trả.
Vinhomes dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu
Nợ nhiều chưa phải là không tốt, Vingroup là minh chứng. Nguyên nhân khiến tổng nợ của Vingroup lớn do quy mô tổng tài sản doanh nghiệp lớn. Vingroup là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm. Doanh thu thuần 6 tháng đạt hơn 86.100 tỷ đồng, tăng 172% so với cùng kỳ.
Cùng họ nhà Vin, Vinhomes (VHM) mới là doanh nghiệp dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu trong nửa đầu năm vừa qua. Doanh thu thuần 6 tháng của Vinhomes đạt 62.132 tỷ đồng, gấp 4,6 lần cùng kỳ.
Ngoài những doanh nghiệp nhà Vin ra, thì Vietnam Airlines (HVN), Tổng công ty phát điện 3 (Genco3 – PGV), Vinaconex (VCG), Masan (MSN), FPT, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) hay Thành Thành Công Biên Hòa (SBT) đều có doanh thu tăng so với cùng kỳ.
Những ông lớn báo doanh thu giảm có Hòa Phát, Thế giới di động (MWG), Becamex (BCM), Novaland (NVL), Petrolimex (PLX)…
Về lợi nhuận, Vietnam Airlines, MSR và Novaland là 3 doanh nghiệp trong nhóm kinh doanh thua lỗ, trong đó HVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng; MSR lỗ 487 tỷ đồng và Novaland lỗ 611 tỷ đồng. Ngoại trừ Vietnam Airlines cùng kỳ năm ngoái vẫn lỗ, thì Novaland và MSR nửa đầu năm ngoái vẫn kinh doanh có lãi.
Vinhomes vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm. Vinhomes cũng vừa giành ngôi vương về lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn.
Hòa Phát, Masan, Thành Thành Công Biên Hoà, Becamex, Vinaconex, CII... đều là những doanh nghiệp báo lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 giảm sút mạnh so với cùng kỳ.
Nhắc đến nợ, chủ nợ của những "chúa chổm" này là ai? câu chuyện về những chủ nợ cũng rất thú vị. Cùng tìm hiểu sau.
Sáng nay (6/12), Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) với mã chứng khoán SAB, đây là là thành viên thứ 399 niêm yết trên sàn này.
Sabeco đã niêm yết hơn 641 triệu cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên mức giá tham chiếu là 110.000 đồng/cổ phiếu. Đây là cổ phiếu đang được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
Hiện, Sabeco là một trong những thương hiệu dẫn đầu ngành sản xuất rượu, bia, nước giải khát tại Việt Nam, sản lượng tiêu thụ chiếm trên 45% thị phần cả nước, doanh thu hợp nhất trong 11 tháng qua đạt gần 28.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 5.000 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch cả năm.
Sau khi niêm yết, Sabeco sẽ trở thành doanh nghiệp với cổ phiếu có lượng vốn hóa trên 70.000 tỷ đồng, top 5 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Việc niêm yết cổ phiếu của Sabeco trên sàn giao dịch chứng khoán giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình nâng cao năng lực quản trị, tăng tính minh bạch và đẩy nhanh quá trình thoái vốn.
Theo chỉ đạo của Chính phủ đến tháng 12 này, Sabeco phải hoàn thành việc thoái vốn. Hiện nay, Sabeco đang tập trung đẩy nhanh tiến trình này trên tinh thần công khai, minh bạch./.
Là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực thương mại ngoại thương trong Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), trải qua chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp cận nhanh và sớm thích ứng với cơ chế mới, Công ty CP Xuất nhập khẩu than - Vinacomin (Coalimex) ngày càng lớn mạnh, khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.