Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới giảm nhưng số dự án đầu tư mới tăng, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện đại hóa hỗ trợ doanh nghiệp
* Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam ở thời điểm Intel vừa đến so với hiện tại?
- 17 năm trước, khi đó Chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là ban lãnh đạo TP.HCM, đã có tầm nhìn rất tốt về tương lai khi thuyết phục Intel đến và đầu tư tại đây.
Chúng tôi là nhà đầu tư công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam và Chính phủ đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều về quy trình hành chính. Tôi nghĩ sự có mặt của Intel cũng đã giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghệ cao khác trong 17 năm qua.
* Nhiều nước đang cạnh tranh mạnh hút đầu tư công nghệ cao. Theo ông, Việt Nam cần cải thiện điều gì để hút những nhà đầu tư lớn như Intel?
- Để thu hút thêm nhà đầu tư, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam nên xem xét lại các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay, nhất là thuế suất ưu đãi. Các quốc gia đang thu hút nhiều vốn FDI khác như Philippines, Malaysia, Indonesia... cũng tương tự.
Các quốc gia này và cả Việt Nam trước giờ đều tập trung vào việc sử dụng các chương trình về thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy các tin tức về việc Mỹ, châu Âu, Nhật và Ấn Độ làm mới những chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp đang được chia sẻ rộng rãi.
Chẳng hạn, đạo luật chip của Mỹ và châu Âu vừa được thông qua gần đây là những minh chứng rõ nét nhất cho việc chính phủ các nước đưa ra những chương trình hỗ trợ để thu hút các công ty công nghệ cao và các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Việc hiện đại hóa các chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là một hành động thiết yếu mà Chính phủ Việt Nam cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh lợi thế về chi phí lao động và sự ổn định về chính trị.
Thứ hai, khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng". Tất cả các quy trình thủ tục hành chính đều được tinh gọn lại và chúng tôi có thể đi vào thực hiện các kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng.
Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn. Hiện tại, các thủ tục phê duyệt được chia ra cho nhiều bộ ngành phụ trách. Vì vậy, chúng tôi cũng đã trao đổi với Chính phủ rất nhiều và mong rằng có thể nhận được thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ để có thể tinh gọn các quy trình, thủ tục hành chính. Không chỉ để duy trì số lượng các doanh nghiệp FDI hiện có, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong tương lai.
Tôi cũng xin ghi nhận Chính phủ Việt Nam cũng như TP.HCM đã và đang làm những gì có thể để hỗ trợ thêm cho các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là ưu đãi cho thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong 4 năm tôi công tác tại đây, chỉ riêng cách chúng ta vượt qua kỳ đại dịch COVID-19 cũng đã chứng minh rất rõ khi Chính phủ tập trung và quyết tâm giải quyết một vấn đề, chắc chắn kết quả đạt được sẽ vô cùng ấn tượng. Vì vậy, tôi rất lạc quan vào thời gian sắp tới khi Việt Nam giải quyết những vấn đề mà tôi vừa nhắc đến.
Nhà máy lớn nhất ở Việt Nam, sẽ tiếp tục đầu tư
* Intel đã đầu tư trên 1,5 tỉ USD, liệu có kế hoạch nào khác không, thưa ông?
- Tôi rất tự hào chia sẻ nhà máy Intel Products Vietnam hiện giờ là nhà máy lớn nhất trong bốn nhà máy về mảng lắp ráp và kiểm định.
Năm 2022 đã đánh dấu và khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam với Intel và cả tầm quan trọng của Intel với Việt Nam. Kết quả hiệu suất và hiệu quả như vậy đã củng cố thêm nhu cầu tiếp tục đầu tư thêm tại Việt Nam của chúng tôi.
Đến cuối 2021, chúng tôi đã đầu tư 1,5 tỉ USD. Chúng tôi muốn tiếp tục đầu tư và đây chắc chắn là điều Intel sẽ thực hiện.
* Liệu có khả năng nhà máy Intel ở Việt Nam sẽ được nâng cấp chức năng để tham gia nhiều công đoạn hơn nữa trong quá trình sản xuất chip không?
- Hiện tại, nhà máy Việt Nam đang sản xuất vi xử lý thế hệ 13 Raptor Lake và vi xử lý thế hệ tiếp theo Meteor Lake và chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu về lắp ráp, kiểm định. Đây là một con số vô cùng đáng kể.
Do đó, kế hoạch hiện tại của chúng tôi chủ yếu vẫn tiếp tục tập trung vào đóng gói và kiểm định. Tôi nghĩ là chúng ta không nên đánh giá thấp vai trò của việc đóng gói và kiểm định. Khi so sánh với thế hệ trước, quá trình sản xuất vi xử lý Meteor Lake phức tạp hơn rất nhiều.
Với mô hình và phiên bản mới của chip Meteor Lake phức tạp như thế, do vậy đòi hỏi quy trình lắp ráp và kiểm định cũng phức tạp hơn. Kéo theo công nghệ liên quan đến đóng gói và kiểm định cũng sẽ cần được liên tục nâng cấp và làm mới.
Như việc đóng gói, chúng tôi thực hiện với đơn vị tính bằng micron nên đòi hỏi độ chính xác rất cao. Các kỹ sư của chúng tôi cũng cần phải có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề mới phát sinh ngay lập tức.
Đây là những thách thức thật sự khi nhìn vào phân tích dữ liệu và trí tuệ AI, công nghiệp 4.0 hay sản xuất 4.0 đều đòi hỏi phải liên tục nâng cấp và đầu tư để đảm bảo kết quả và chất lượng ngày một cao hơn.
Khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng"... Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn.
Xu hướng lớn hơn của ngành công nghệ thế giới
Quyết định đầu tư của Nvidia nằm trong xu hướng lớn hơn. Đầu tháng 12, Google xác nhận thành lập Google Việt Nam, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong nước để đóng góp quá trình chuyển đổi số.
Tháng 11, nhà cung ứng Foxconn của Apple công bố đầu tư 80 triệu USD vào hoạt động sản xuất chip tại tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó, Meta có kế hoạch mở rộng sản xuất kính VR. SpaceX cũng bày tỏ ý định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Tô Lâm đến Mỹ vào tháng 9.
Nhận định về xu hướng này, TS. Sam Goundar, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của giới công nghệ toàn cầu.
“Những động thái này cho thấy Việt Nam không chỉ là điểm đến của sản xuất giá rẻ”, ông Goundar nhấn mạnh.
Theo tiến sĩ, những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam rất đa dạng, từ dân số trẻ, am hiểu công nghệ, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và vị trí chiến lược.
Logo của Google. Ảnh: Bloomberg.
“Nhiều công ty muốn dịch chuyển một số hoạt động khỏi Trung Quốc. Việt Nam kết hợp nhiều điều kiện thuận lợi: vị trí gần Trung Quốc, chi phí phải chăng và nguồn lao động lành nghề ngày càng tăng.
Nhìn chung, đây là thời cơ tốt để Việt Nam vừa thu hút thêm đầu tư quốc tế, vừa củng cố ngành công nghệ trong nước”, TS Goundar nói.
TS Sreenivas Tirumala, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định các khoản đầu tư này là “cơ hội phát triển kinh tế và xã hội”, có thể hỗ trợ "thiết kế và phát triển phương pháp tiếp cận tiên tiến vượt bậc cho giới trẻ Việt Nam".
Khoản đầu tư của các hãng công nghệ lớn hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội tiếp xúc công nghệ tiên tiến, môi trường doanh nghiệp quốc tế cho giới trẻ trong nước. Họ sẽ có thêm cơ hội làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới, đặc biệt về AI.
“Những hãng công nghệ lớn, có uy tín như Nvidia và Google không chỉ cung cấp cơ hội việc làm, mà còn khuyến khích người trẻ thành lập startup nhằm cung cấp dịch vụ cho các hãng công nghệ lớn”, TS Tirumala nói thêm.
Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ
Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.
TPO - 11 tháng năm nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có 632 dự án mới đăng ký vào Việt Nam, cao nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ. Trung Quốc luôn duy trì là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. Trong 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta. Kim ngạch ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2%. Đây là điểm sáng trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 43,65 tỷ USD, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.161 dự án, tổng vốn đăng ký trên 27 tỷ USD, đứng thứ 6 trong tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng 11 tháng năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án cấp mới vào Việt Nam – 632 dự án, tổng vốn hơn 3 tỷ USD (cao thứ 2 về vốn đăng ký).
Vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam trong 5 năm qua (đồ hoạ: Việt Linh).
Dự án quy mô lớn, công nghệ cao xuất hiện nhiều hơn. Cuối tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD cho Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam. Đứng sau dự án “khủng” nói trên là Jinko Solar Holding - tập đoàn sản xuất tấm quang năng tiên tiến và lớn bậc nhất thế giới, đến từ Trung Quốc.
Hải Dương vừa thu hút thêm 2 dự án của doanh nghiệp Trung Quốc, tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ USD. Dự án thứ nhất của Tập đoàn Deli (Trung Quốc), sản xuất văn phòng phẩm, có tổng mức đầu tư đăng ký 270 triệu USD, đặt tại khu công nghiệp Đại An mở rộng.
Dự án thứ hai là đề xuất của công ty BoViet - công ty con thuộc Tập đoàn BoWay (Trung Quốc), đầu tư nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặt trời. Tổng vốn đầu tư khoảng 120 triệu USD. Khi 2 dự án mới đi vào sử dụng, dự kiến sẽ có khoảng 4.000 lao động được tuyển dụng.
Nghệ An cũng là địa phương được các nhiều nhà đầu tư Trung Quốc lựa chọn làm địa điểm dừng chân, với liên tục dự án mới đổ bộ, như: Công ty Innovation Precision Việt Nam (thuộc Tập đoàn Shandong Innovation Metal Technology Trung Quốc) sẽ xây nhà máy hợp kim nhôm tổng vốn 165 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Nghệ An; Runergy xây nhà máy vật liệu bán dẫn 293 triệu USD ở Nghệ An.
Dư địa về đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam còn rất nhiều, đặc biệt là những dự án lớn, trọng điểm. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao cũng được doanh nghiệp hai nước thúc đẩy mạnh mẽ. Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), Tập đoàn N&G vừa ký biên bản ghi nhớ với đoàn doanh nghiệp Thượng Hải (Trung Quốc) về việc hình thành tổ hợp sản xuất Techno Park giữa Việt Nam - Trung Quốc, và trước mắt là Hà Nội - Thượng Hải tại giai đoạn 2 của Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.
Còn nhiều dư địa về đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam (ảnh: Như Ý).
Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch HANSIBA đồng Chủ tịch điều hành Tập đoàn N&G - cho biết, trong chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay, các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc, nắm giữ nhiều kinh nghiệm, sở hữu công nghệ, bí quyết để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực chip bán dẫn.
Với hạ tầng ngày một phát triển, lao động dồi dào, khả năng thích ứng và tiếp cận công nghệ mới rất tốt, doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó có ngành micro - chip bán dẫn. “Chúng ta hoàn toàn toàn có thể hợp tác để thành lập tổ hợp sản xuất sản phẩm micro - chip bán dẫn Việt Nam - Trung Quốc và cũng có thể là Hà Nội - Thượng Hải”, ông Nguyễn Hoàng nói.
Trong lĩnh vực điện tử, Hansiba, N&G cũng vừa ký, trao thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp điện tử điện thoại Trung Quốc - Ấn Độ - Việt Nam (CMA).
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) - nhận định, thời gian gần đây, dự án FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự chọn lọc hơn, với 2 luồng đầu tư chính. Luồng thứ nhất từ chính doanh nghiệp Trung Quốc. Luồng thứ 2 từ việc dịch chuyển dòng vốn FDI theo xu hướng “Trung Quốc +1”.
Vừa trở về từ chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc, ông Toàn nhận định, công nghệ của Trung Quốc hiện rất tốt. Ông Toàn cho rằng, Việt Nam nên học cách Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài. Thay vì khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung Quốc nâng tầm doanh nghiệp trong nước, tự xây dựng trung tâm R&D, tạo ra công nghệ mới.
“Lúc đó, một mặt họ bắt tay bình đẳng được với các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác có thể song hành và cạnh tranh. Cách làm hiệu quả rất cao”, ông Toàn khuyến nghị.