Không dễ dàng gì để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đặc biệt hiện nay khi chúng ta ngày càng kết nối nhiều hơn thông qua công nghệ, các phương tiện truyền thông thì việc cân bằng cuộc sống và công việc càng trở nên khó khăn hơn.
Tìm kiếm một hình thức làm việc mới mẻ
Từ bỏ ngành nghề hay môi trường hiện tại mình đang làm có lẽ sẽ là một quyết định vô cùng khó khăn đối với nhiều người. Tuy nhiên bạn không cần phải làm vậy đâu mà vẫn có một cách khác để trút bớt gánh nặng tinh thần bằng cách xin đổi hình thức làm việc. Theo đó thì bạn có thể đề nghị được làm việc tại nhà hoặc giữ vai trò tư vấn nếu có thể.
Nhiệt tình quá với công việc sẽ khiến bạn quên mất việc chăm sóc bản thân, về những mối quan hệ cuộc sống xung quanh. Còn nếu quá nhiệt tình vào cuộc sống, dành thời gian quá nhiều cho những buổi tụ tập, vui chơi lại khiến bạn quên đi nhiệm vụ công việc của mình, từ đó hiệu quả công việc giảm sút. Vì vậy để có thể cân bằng được điều này chỉ còn cách là giảm bớt "lửa" nhiệt tình. Cân bằng ngọn lửa nhiệt tình ở cả 2 bên công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn có một cuộc sống "dễ thở" hơn.
Trước khi bắt đầu làm việc mỗi ngày, hãy dành ra một khoảng thời gian ngắn để sắp xếp cho mình một lịch trình, một bảng biểu thời gian khoa học nhất và cố gắng tuân thủ chúng. Thói quen trì hoãn là một trong những yếu tố khiến bạn phải “bơi” trong hàng loạt deadline và tình trạng stress ngày càng kéo dài nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung hoàn thành xong nhiệm vụ ngay lập tức khi có thể. Bằng cách sắp xếp, quản lý thời gian làm việc một cách khoa học, bạn sẽ thấy dễ thở hơn trong hàng loạt công việc vốn bộn bề cũng như có thêm nhiều thời gian hơn trong cuộc sống riêng.
Nhiều người trong chúng ta vẫn thường hay nghĩ rằng chỉ có chính bản thân mới hoàn thành tốt một công việc nào đấy. Nếu bạn cũng đã từng thế thì hãy nên suy ngẫm lại bởi đôi khi sự tự tin, cầu toàn quá mức cũng vô tình mang đến áp lực cho bạn. Thay vào đó, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và người thân nếu có thể. Cách cân bằng cuộc sống và công việc này không thực sự tồi đâu, tuy nhiên đừng quá lạm dụng việc nhờ sự hỗ trợ của người khác nhé!
Xác định rõ thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Nếu bạn thực sự muốn đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc một cách hiệu quả thì nên phân định rõ giờ làm việc của bạn và thời gian nghỉ ngơi. Khi giờ làm việc của bạn kết thúc thì lúc này bạn chỉ nên tập trung vào cuộc sống cá nhân của mình bởi bạn không thể vừa đi chơi với gia đình vừa hoàn thành dự án của công ty được.
Việc quá cầu toàn, đặt quá nhiều kỳ vọng cho bản thân đôi khi vô tình khiến cho bạn ngày càng áp lực hơn. Bạn không thể yêu cầu mọi thứ mình làm phải đạt 100% như dự định ban đầu. Bạn không cần cảm thấy áy náy khi mất một chút cân bằng giữa việc làm và cuộc sống gia đình. Sẽ không sao và không quá nghiêm trọng nếu bạn bỏ qua một vài công việc nho nhỏ để dành thời gian cho cuộc sống và ngược lại đâu.
III. Vì sao cần cân bằng giữa cuộc sống và công việc?
Khi nhìn thấy một người ngày ngày đi làm từ sáng sớm đến tối mò mới về, chẳng có quá nhiều thời gian dành cho bản thân bạn sẽ thường khuyên họ câu: “Từ giờ hãy học cách cân bằng cuộc sống và công việc đi”. Có lẽ chúng ta đều biết được việc cân bằng cuộc sống và công việc có một vai trò vô cùng quan trọng, chẳng những có lợi cho sức khỏe, tinh thần, hiệu quả công việc mà nó còn giúp chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa hơn. Và dưới đây là một số lợi ích mà việc cân bằng cuộc sống và công việc mang lại cho chúng ta mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
I. Tìm hiểu về cân bằng công việc và cuộc sống
Cân bằng cuộc sống và công việc là khái niệm đã được xuất hiện từ những năm 1980, được định nghĩa là có ít sự cách biệt giữa công việc và vui chơi. Cụ thể hơn là việc cân bằng giữa công việc với những khía cạnh của cuộc sống như vui chơi, chăm sóc gia đình, dành thời gian cho bản thân…
Tìm hiểu về cân bằng công việc và cuộc sống
Ngày nay khi mà nhịp sống ngày càng hối hả, công việc, đống deadline ngày càng nhiều, đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội khiến cho việc cân bằng cuộc sống và công việc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và theo xu hướng thì đại đa số chúng ta đều có cán cân công việc lệch hẳn sang một bên, lấn át đi cuộc sống. Việc quan tâm hơn tới cuộc sống, tới sức khỏe của bản thân, gia đình… đang trở nên ít dần và vì thế ngày càng có nhiều sự xa cách giữa các mối quan hệ. Vậy cách cân bằng cuộc sống là gì?
II. Sự thật về cân bằng cuộc sống và công việc có thể bạn chưa biết
Không có bất kỳ một thước đo, tỷ lệ hay công thức chuẩn nào để khẳng định được thế nào là cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hay vẫn có nhiều người nhầm tưởng rằng việc cân bằng cuộc sống và công việc nhất định phải tuân theo tỷ lệ 50:50. Tuy nhiên để thực hiện được điều này thực sự khó. Việc áp dụng một cách cứng nhắc chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn khiến bản thân bạn cảm thấy thất vọng hơn về kết quả. Suy cho cùng cân bằng cuộc sống và công việc hiệu quả chỉ đơn giản là mang lại cho bạn sự hạnh phúc, thoải mái nhất.
Những kế hoạch, công việc luôn thay đổi từng ngày, từng giờ và không bao giờ có thể tuân theo một lối mòn cũ được. Ví dụ hiện tại bạn là một sinh viên thì quỹ thời gian cũng như cách cân bằng cuộc sống và công việc sẽ khác hoàn toàn so với sau này bạn đi làm rồi. Chính vì vậy cách cân bằng cuộc sống của bạn phải luôn được thay đổi thường xuyên theo thời gian để đảm bảo nó thực sự phù hợp ở thời điểm đó nhất.
Cải thiện sức khỏe, tinh thần
Dành một chút thời gian trong ngày cho việc chăm sóc bản thân như đi tập thể dục, ăn những món ăn ngon, đi chơi cùng bạn bè, chăm sóc da mặt… sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, tinh thần và cả sắc đẹp rất nhiều đấy!
Có được sự cân bằng cuộc sống và công việc lành mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe và nó cũng giúp tăng hiệu quả làm việc của bạn rất nhiều đấy. Tạm thời thoát ra khỏi công việc và dành thời gian giải trí sẽ giúp đầu óc bạn thư thái, thoải mái hơn, từ đó một ngày làm việc trôi qua luôn tràn đầy năng lượng.
Vì sao cần cân bằng cuộc sống và công việc?
Việc dành quá nhiều thời gian trong ngày cho công việc, cho đống giấy tờ, sổ sách đang vô tình làm cho những mối quan hệ cuộc sống dần trở nên có khoảng cách với bạn hơn. Những ngày sinh nhật bạn bè, bố mẹ; những buổi kỷ niệm đặc biệt; những bữa cơm gia đình… dần trở nên xa lạ và đang mờ nhạt dần trong bộ nhớ của bạn. Và nếu bạn biết cách cân bằng cuộc sống và công việc thì chắc chắn những vấn đề này sẽ được xóa bỏ hoàn toàn. Không những vừa có mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác mà bạn còn cải thiện được mối quan hệ với gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm...
Khi chúng ta phân bổ được quỹ thời gian 24h trong ngày cho cả công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn hạnh phúc, thoải mái hơn rất nhiều. Bởi nếu như việc làm ở văn phòng khiến bạn cảm thấy vô cùng áp lực, mệt mỏi nhưng khi về nhà có thời gian đi shopping, ăn uống cùng bạn bè hay chỉ đơn giản là ngồi xem một bộ phim mà bản thân yêu thích cũng đã đủ khiến cho những muộn phiền tan biến mất. Và lúc này bạn sẽ cảm thấy một ngày trôi qua thật ý nghĩa, hạnh phúc.
Thương lượng với sếp đúng cách
Nếu như đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều công việc phải làm, áp lực mang lại khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, stress từ đó mà hiệu quả công việc giảm sút thì bạn có thể mạnh dạn ngỏ lời thương lượng với sếp về việc có thể giảm khối lượng công việc cho mình. Dẫu biết rằng để có thể thành công hay giúp công ty phát triển thì đòi hỏi bạn phải chịu áp lực nhiều, tuy nhiên nếu áp lực đặt ra quá lớn khiến cho hiệu quả làm việc giảm sút thì liệu có nên tiếp tục ôm quá nhiều công việc cùng một lúc không? Vì thế nên bạn có thể thương lượng với sếp đúng cách để giúp vừa hoàn thành tốt công việc, vừa cân bằng được với cuộc sống và vẫn đảm bảo được tính hiệu quả.
Nếu cảm thấy cần phải dành nhiều giây phút hơn để chăm sóc cho bản thân và gia đình, nếu như bạn thấy công việc, ngành nghề hiện tại mình đang làm chưa thực sự phù hợp, luôn khiến tình trạng stress kéo dài thì bạn có thể nghĩ đến việc tìm một công việc khác ít căng thẳng và có thời gian làm việc làm việc linh động hơn. Đôi khi tạo cơ hội cho bản thân được làm những công việc mới mẻ, được thử sức ở lĩnh vực mà bản thân đam mê cũng là cách cân bằng cuộc sống là gì hiệu quả.
10 bí quyết giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc hiệu quả
Phân việc theo thứ tự ưu tiên
Phân chia công việc theo thứ tự ưu tiên vừa giúp bạn xác định được nên làm công việc nào trước, tránh tình trạng quên deadline vừa giúp tránh tình trạng lãng phí thời gian mà còn giúp bạn có được một ít thời gian rảnh trong ngày cho bản thân.
Phân việc theo thứ tự ưu tiên cũng là cách cân bằng cuộc sống và công việc hiệu quả
Việc nghĩ quá nhiều về một vấn đề, sự việc nào đó hay biến một tình huống đơn giản trở nên phức tạp suy cho cùng chỉ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn mà thôi. Hãy học cách đơn giản hoá vấn đề để thấy rằng cuộc sống không quá phức tạp như chúng ta vẫn thường nghĩ. Học cách từ chối với những yêu cầu, đề nghị hay sự trợ giúp không thể thực hiện được. Đưa những cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ phức tạp hay những câu chuyện phiền toái ra khỏi cuộc sống để làm cho cuộc sống dễ dàng và hạnh phúc hơn nhé!
Dẫu biết rằng việc cân bằng cuộc sống và công việc không phải là điều dễ dàng tuy nhiên cũng không phải là không thể thực hiện được đúng không nào? 123job hy vọng với 10 bí quyết, cách cân bằng cuộc sống là gì được giới thiệu ở bài viết thực sự hữu ích đối với bạn đọc và giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc, ngập tràn những điều kỳ diệu hơn. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn có một cuộc sống đầy niềm vui, ý nghĩa để không bỏ lỡ những điều tuyệt vời nhé!
Sự mất cân bằng - tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống - xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con người, để rồi theo thời gian, con người trở nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.
Theo báo cáo quốc gia của Tổ chức nghiên cứu về Sự nghiệp và Gia đình (Canada) vào năm 2002, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được định nghĩa là một tình trạng tích cực mà ở đó, con người có thể sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để hoàn thành tốt nhiều trách nhiệm của bản thân trong công việc, trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” như nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng, mà nó là một mục tiêu mà chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Mỗi người lại có một quan điểm và định mức khác nhau về việc thế nào là cân bằng, và cân bằng bao nhiêu là đủ. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp con người đảm bảo và hài hòa được các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, và bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.
Phụ nữ dễ căng thẳng giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ, chăm sóc con cái
Thống kê cho thấy hơn 1/4 dân số Hoa Kỳ thừa nhận mình bị “căng thẳng thần kinh tột độ” trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khảo sát mỗi năm ở Anh đều cho ra kết quả rằng cứ 10 người đi làm thì có 3 người trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần vì áp lực công việc. 13% dân số Anh làm việc hơn 49 giờ một tuần; trong khi đó, một công trình nghiên cứu vào năm 2008 của Kleppa và các cộng sự cùng nhiều nghiên cứu tương tự khác đã khẳng định rằng những người làm việc hơn 49 giờ/tuần có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và trầm cảm nhiều hơn người bình thường.
Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh quốc cho thấy:
- 1/3 số người được khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình.
- Hơn 40% số người đi làm được khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ.
- Trong số những người đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn 27% trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, 34% kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng, và 58% nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân.
- Người nào làm việc càng nhiều giờ, người đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngoài công việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu như không còn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con người càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.
- Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới (42% so với 29%), nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái.
- Gần 2/3 số người được khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quả rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thường xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, thể dục thể thao
Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thường xuyên cảm thấy âu lo, bất an, cáu bẳn, và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lưng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ trụy tim ở người.
Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là một điều hoàn toàn có thể làm được, và lợi ích chúng ta nhận được từ việc đó là vô giá. Khi người lao động có một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, có sức khỏe tốt hơn, biết chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh chia sẻ một vài đề xuất giúp chúng ta có được một cuộc sống cân bằng như sau:
- Học cách tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống và sự nghiệp của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải mạnh dạn lên tiếng mỗi khi cảm thấy công việc của mình đang khiến mình phải hy sinh cuộc sống cá nhân một cách vượt quá giới hạn cho phép. Người lao động cần phải xác định áp lực công việc của mình đến từ đâu để có thể nhận diện vấn đề và giải quyết nó.
- Đừng chỉ làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc thông minh. Để có thể làm việc hiệu quả mà không mất nhiều thời gian, bạn cần phải biết xác lập thứ tự cũng như mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu và phần việc. Cho phép bản thân mình có đủ thời gian để hoàn thành mỗi mục tiêu hoặc phần việc, và tuân thủ thời gian biểu đó. Điều này sẽ giúp bạn cắt giảm được những hoạt động tiêu tốn thời gian nhưng không mang lại hiệu quả, chẳng hạn như những cuộc gặp gỡ và nói chuyện tuy kéo dài nhưng không giúp bạn và các đối tác hay đồng nghiệp của mình giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất.
- Cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi trong cơ quan: tận dụng khoảng thời gian nghỉ trưa để ăn uống đầy đủ, thư giãn hoặc rời khỏi văn phòng hít thở khí trời.
- Xác định rõ giới hạn giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chỉ nên mang việc công ty về nhà làm trong những trường hợp thực sự cần thiết. Mỗi khi phải mang việc về nhà làm, đảm bảo rằng bạn làm việc trong những không gian nhất định - chẳng hạn như phòng làm việc riêng và đóng cửa lại - để không ảnh hưởng đến không khí gia đình.
- Hãy lưu ý bản thân mình rằng việc làm việc quá sức hoặc hy sinh cuộc sống cá nhân vì công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và các mối quan hệ của mình. Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc dành thời gian cho những sở thích cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả vài phút thư giãn đơn giản như nghe nhạc cũng có tác dụng giúp chúng ta hạ huyết áp và cân bằng nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể chúng ta. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc dành thời gian cho những điều mình yêu thích cũng quan trọng và đáng đầu tư tương đương công việc hay sự nghiệp lâu dài; có như vậy, chúng ta mới có thể có được một cuộc sống thực sự hạnh phúc và trọn vẹn!
Dưới đây là một số từ vựng và cụm từ liên quan đến "Work-life balance" (Cân bằng giữa công việc và cuộc sống) mà bạn có thể sử dụng trong kỳ thi IELTS với mức điểm từ 3.0-4.5. Những từ này giúp bạn diễn đạt về cân bằng giữa công việc và cuộc sống một cách chính xác và đa dạng hơn.
Work-life balance (Cân bằng giữa công việc và cuộc sống)
Định nghĩa: Trạng thái mà người lao động có thời gian và năng lượng phù hợp để cân nhắc và đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Ví dụ: It's important to maintain a healthy work-life balance to avoid burnout and maintain overall well-being. (Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất quan trọng để tránh kiệt sức và duy trì sức khỏe tổng thể.)
Định nghĩa: Khả năng thích ứng và thay đổi lịch trình công việc để phù hợp với các hoạt động cá nhân và gia đình.
Ví dụ: The company offers flexible working hours, allowing employees to adjust their schedules to meet personal commitments. (Công ty cung cấp giờ làm việc linh hoạt, cho phép nhân viên điều chỉnh lịch trình để đáp ứng các cam kết cá nhân.)
Định nghĩa: Các nhân viên làm việc từ nhà hoặc các địa điểm khác ngoài văn phòng chính của công ty bằng sử dụng công nghệ thông tin và internet.
Ví dụ: Some companies allow telecommuting to provide employees with more flexibility and reduce commuting time. (Một số công ty cho phép làm việc từ xa để cung cấp sự linh hoạt hơn cho nhân viên và giảm thời gian di chuyển.)
Time management (Quản lý thời gian)
Định nghĩa: Kỹ năng sắp xếp và ưu tiên công việc và hoạt động cá nhân để tận dụng hiệu quả thời gian.
Ví dụ: Improving time management skills can help individuals strike a better work-life balance by allocating time wisely. (Cải thiện kỹ năng quản lý thời gian giúp mọi người đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân bằng cách sử dụng thời gian một cách khôn ngoan.)
Stress management (Quản lý căng thẳng)
Định nghĩa: Các kỹ thuật và chiến lược để giảm căng thẳng và tăng cường sự thoải mái trong cuộc sống và công việc.
Ví dụ: Learning stress management techniques can help employees cope with work demands and maintain a healthy work-life balance. (Học các kỹ thuật quản lý căng thẳng có thể giúp nhân viên đối phó với yêu cầu công việc và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống khỏe mạnh.)
Paid Time Off (PTO) (Ngày nghỉ có trả lương)
Định nghĩa: Các ngày nghỉ mà nhân viên được trả lương khi không làm việc, bao gồm ngày nghỉ phép và ngày nghỉ lễ.
Ví dụ: The company offers a generous paid time off policy to ensure employees have time to relax and recharge. (Công ty cung cấp chính sách ngày nghỉ có trả lương hậu hĩnh để đảm bảo nhân viên có thời gian thư giãn và nạp lại năng lượng.)
Workload (Khối lượng công việc)
Định nghĩa: Số lượng công việc và trách nhiệm mà một người lao động phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: The employee requested a reduced workload to better manage personal commitments and maintain work-life balance. (Nhân viên yêu cầu giảm khối lượng công việc để quản lý cam kết cá nhân tốt hơn và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống.)
Family-Friendly Policies (Chính sách thân thiện gia đình)
Định nghĩa: Các chính sách và quy định trong công ty được thiết kế để hỗ trợ nhân viên có gia đình.
Ví dụ: The company implements family-friendly policies such as parental leave and flexible working hours to support employees with families. (Công ty áp dụng các chính sách thân thiện gia đình như nghỉ phép sinh hoạt và giờ làm việc linh hoạt để hỗ trợ nhân viên có gia đình.)
Định nghĩa: Thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường, thường được tính vào cuối ngày làm việc hoặc vào các ngày nghỉ.
Ví dụ: Excessive overtime can lead to work-life imbalance and negatively impact employees' well-being. (Làm thêm giờ quá mức có thể dẫn đến mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nhân viên.)
Định nghĩa: Sự định rõ giới hạn giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giúp ngăn cản công việc xâm nhập vào cuộc sống riêng tư và ngược lại.
Ví dụ: Setting clear boundaries between work and personal life is essential for achieving a healthy work-life balance. (Đặt ra giới hạn rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là điều quan trọng để đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống khỏe mạnh.)
Well-being (Sức khỏe và hạnh phúc)
Định nghĩa: Tình trạng tổng thể của sức khỏe và cảm giác hạnh phúc và thoả mãn trong cuộc sống.
Ví dụ: Focusing on well-being is crucial for achieving work-life balance and maintaining a positive outlook on life. (Tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc là điều quan trọng để đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống và duy trì tư duy tích cực với cuộc sống.)
Định nghĩa: Thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, thường kéo dài một khoảng thời gian dài hơn, như kỳ nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ đông.
Ví dụ: Taking regular vacations is essential for recharging and reducing stress, contributing to a healthy work-life balance. (Thường xuyên đi nghỉ là rất quan trọng để nạp lại năng lượng và giảm căng thẳng, giúp duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống khỏe mạnh.)
Định nghĩa: Công việc được thực hiện từ một địa điểm khác ngoài văn phòng truyền thống, thường thông qua kết nối internet và công nghệ thông tin.
Ví dụ: Remote work allows employees to better manage their time and achieve a more flexible work-life balance. (Làm việc từ xa cho phép nhân viên quản lý thời gian tốt hơn và đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống linh hoạt hơn.)
Job Sharing (Chia sẻ công việc)
Định nghĩa: Một mô hình làm việc trong đó hai người hoặc nhiều người chia nhau các nhiệm vụ và trách nhiệm của một vị trí công việc.
Ví dụ: Job sharing can provide employees with more time for personal activities, contributing to a better work-life balance. (Chia sẻ công việc có thể cung cấp thời gian hơn cho các hoạt động cá nhân, góp phần cải thiện cân bằng giữa công việc và cuộc sống.)
Part-time Work (Làm việc bán thời gian)
Định nghĩa: Công việc chỉ yêu cầu làm việc một phần thời gian của ngày làm việc thông thường, thường là ít giờ hơn một tuần đầy đủ.
Ví dụ: Working part-time can provide individuals with more free time for personal pursuits and maintaining a work-life balance. (Làm việc bán thời gian có thể cung cấp thời gian tự do hơn cho những hoạt động cá nhân và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống.)
Định nghĩa: Các ngày hoặc khoảng thời gian mà người lao động được nghỉ không phải làm việc, thường là vì lý do cá nhân hoặc sức khỏe.
Ví dụ: Taking time off when needed is important for maintaining a healthy work-life balance and preventing burnout. (Nghỉ phép khi cần thiết là điều quan trọng để duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống khỏe mạnh và tránh trạng thái kiệt sức.)
Định nghĩa: Các ngày nghỉ làm việc do người lao động bị ốm hoặc gặp vấn đề sức khỏe.
Ví dụ: Employees should be encouraged to take sick leave when necessary to recover and avoid spreading illnesses in the workplace, promoting work-life balance. (Nhân viên nên được khuyến khích nghỉ ốm khi cần thiết để hồi phục và tránh việc lây lan bệnh trong nơi làm việc, thúc đẩy cân bằng giữa công việc và cuộc sống.)
Remote Meetings (Cuộc họp từ xa)
Định nghĩa: Cuộc họp được diễn ra thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng, cho phép những người tham gia tham gia từ xa.
Ví dụ: Remote meetings can save commuting time and offer more flexibility to participants, contributing to a better work-life balance. (Cuộc họp từ xa có thể tiết kiệm thời gian di chuyển và cung cấp tính linh hoạt hơn cho người tham gia, góp phần tạo nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn.)
Workplace Flexibility (Tính linh hoạt trong nơi làm việc)
Định nghĩa: Sự sẵn lòng và khả năng thay đổi lịch trình và cách thức làm việc để đáp ứng nhu cầu của nhân viên và công việc.
Ví dụ: Workplace flexibility allows employees to balance their personal and professional responsibilities more effectively. (Tính linh hoạt trong nơi làm việc cho phép nhân viên cân bằng công việc và trách nhiệm cá nhân một cách hiệu quả hơn.)
Job Flexibility (Tính linh hoạt trong công việc)
Định nghĩa: Khả năng thay đổi và thích ứng với các yêu cầu và thách thức khác nhau của công việc, đôi khi bằng cách thay đổi phạm vi và nội dung công việc.
Ví dụ: Job flexibility allows employees to adapt their work to suit their individual needs and preferences, supporting work-life balance. (Tính linh hoạt trong công việc cho phép nhân viên điều chỉnh công việc của họ để phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân, hỗ trợ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Nhớ rằng, việc luyện tập sử dụng từ vựng này trong các bài viết và đoạn hội thoại sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp và nâng cao điểm số IELTS. Hãy thực hành thường xuyên và sử dụng từ vựng một cách tự nhiên để trở nên thành thạo hơn. Chúc bạn may mắn trong kỳ thi IELTS và học tập!
Thế nào là “cân bằng giữa công việc và cuộc sống”? Đó có phải là nghỉ mát chăng? So với nước Mỹ, chúng tôi tuyệt vời hơn nhiều – chỉ cần nhìn vào dân châu Âu chúng tôi là biết. Dựa theo một nghiên cứu gần đây bởi TotallyMoney, một trang web đối chiếu tín dụng ở Anh, cho thấy các nước vùng Scandinavian liên tục dẫn đầu về cân bằng cuộc sống và công việc, vượt xa các nước trong châu lục. Xét đến các yếu tố khác như thời gian làm việc trung bình một ngày, thời gian giải trí, và tổng các ngày nghỉ lễ, sau đây là 10 đất nước tốt nhất cho những ai muốn được tận hưởng một ít thời gian rảnh cho cuộc sống. Chúng ta hãy cùng đếm ngược…
Bạn đang cảm thấy công việc đang chen vào đời sống cá nhân quá mức? Có lẽ bạn nên a) đồng ý với điều đó, và b) chuyển đến sống ở Bỉ. Người lao động ở xứ này được tận hưởng thời gian rảnh trung bình 8,6 tiếng một ngày – cao hơn cả thời gian 7,4 tiếng lao động mỗi ngày. Người dân địa phương rất trân trọng thời gian bên gia đình, họ về nhà đúng giờ bữa tối mỗi đêm và đi nghỉ mát đến một tháng trời trong suốt mùa hè, trùng với kỳ nghỉ hè của học sinh.
Nhiều nơi công sở ở Áo có thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày – trừ ngày thứ Sáu, khi nhân viên được khuyên về nhà lúc 3 giờ chiều. Ngoài “những ngày hè thứ Sáu” bất tận, nước này cũng là một trong những nơi tốt nhất để tái định cư trên thế giới; dựa theo một nghiên cứu gần đây, 80 phần trăm dân nhập cư ở Áo nói rằng họ có được sự cân bằng cuộc sống-lao động tốt hơn kể từ khi chuyển đến Áo (so với chỉ số trung bình 53 phần trăm toàn cầu). Chúng tôi tưởng tượng ra một viễn cảnh rằng những cảnh hùng vĩ trên dãy Alps có thể giúp khích lệ người dân đẩy chỉ số lên vượt bậc.
Chính phủ Đức có vài quy định giúp đảm bảo rằng công dân của họ không tự rút cạn năng lượng sống của bản thân. (“Sẽ được vui thôi!”). Quy định đóng cửa hàng (Ladenschlussgesetz) nghiêm ngặt quy định thời gian mà các cửa hàng có thể mở và đóng mỗi ngày, với phần lớn các nơi đóng cửa vào khoảng 6 giờ tối và hoàn toàn không được mở vào Chủ Nhật. Các quy định khác về thời gian lao động (Arbeitszeitgesetz) quy định rằng bạn không thể được làm hơn 48 tiếng một tuần - hoặc làm vào Chủ Nhật hay các ngày nghỉ lễ.
Làm việc vào Chủ Nhật bị cấm ở Luxembourg (ngoại trừ các công việc về an ninh và bảo trì), và chúng tôi hoàn toàn không có vấn đền gì với quy định này của chính phủ. Quốc gia này cũng khá xuất sắc về quản lý giấc ngủ và ngày nghỉ, khi công dân của họ trung bình có đến 7,2 tiếng để chợp mắt mỗi đêm và tối thiểu 5 tuần nghỉ phép hằng năm – tính cả các ngày nghỉ.
Một đất nước mà người dân có được những giấc ngủ trưa sớm đã xuất sắc trong việc cân bằng giữa cuộc sống-công việc (những giấc ngủ trưa được chứng minh là gia tăng năng suất lao động). Nếu bạn cần lý do khác để tìm việc làm tại Tây Ban Nha, vậy thì 30 ngày nghỉ phép nghe tốt không?
Giống như Tây Ban Nha, quốc gia này dành nhiều thời gian nhất – 9,3 tiếng một ngày – cho thời gian rảnh và nghỉ ngơi. Có lẽ như đó là lý do tại sao mà các tiệm cà phê luôn luôn đông nghẹt những con người hạnh phúc bên những điếu thuốc lá hay những tách cà phê chăng? Vào 2017, nước Pháp cũng đã giới thiệu một điều luật cho phép người lao động “quyền ngắt kết nối” với những email làm việc sau khi tan ca.
Trong cái nhìn đầu tiên, thời gian lao động tại Phần Lan khá giống với ở Mỹ: từ thứ Hai đến thứ Sáu, 8 giờ sáng – 5 giờ chiều. Vậy điểm nổi bật là gì? Giờ nghỉ trưa của họ kéo dài từ một đến hai giờ (phải chăng thịt tuần lộc khó tiêu đến thế à?). Đừng quên rằng quốc gia này cho công dân được hưởng “Ngày Thiên nhiên” để tổ chức ngày sinh nhật thứ 100 ngoài trời, do đó có nhiều thứ đáng để tìm hiểu.
Mặc dù người Hà Lan chỉ được hưởng 9 ngày nghỉ lễ trong một năm, họ được bù đắp bởi lượng công việc thấp nhất trong một tuần so với tất cả những nước có tham gia khảo sát (30,3 tiếng!). Cộng thêm 20 ngày nghỉ phép hằng năm và chính sách nghỉ sau sinh cực kỳ hào phóng, bạn sẽ tự hỏi tại sao mọi người đều làm việc đâu vào đấy. (Đùa thôi! Nghe rất tuyệt vời)
Chúng tôi đã khá là ghen tị với Thuỵ Điển được ít lâu rồi, vì cuộc sống lao động của họ là một trong những lý do chính. Đầu tiên là về fika, một loại cà phê muộn vào buổi sáng kết hợp với bánh ngọt các loại khiến cho dân công sở phải ghé ngang để thưởng thức vào mỗi ngày vào khoảng 11 giờ sáng. Truyền thống đó, đi đôi với 16 tháng nghỉ chăm trẻ và 14 ngày nghỉ lễ mỗi năm, giúp nước này được đứng hạng 2 trên danh sách.
Người Đan Mạch có mức lương cao hơn chi phí sinh hoạt, và thời gian lao động trung bình mỗi ngày (6,6 tiếng) nhiều hơn thời gian rảnh (8,8 tiếng). Không có gì ngạc nhiên – vì sau cùng, đây là nơi sinh ra khái niệm hygge. Theo US News & World Report, đây cũng là quốc gia tốt nhất để nuôi dạy trẻ. Cả cha và mẹ được phép nghỉ đến 23 tuần để chăm trẻ, người mẹ còn được nhận thêm bốn tuần nghỉ trước thời hạn quy định.