ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNGMs. Lê Trang - 0918 351 068Ms. Thanh Hoài - 0976 976 508
Lãnh đạo huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) chụp ảnh cùng các quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ trở về địa phương ngày 30-1-2024. Ảnh: qdnd.vn
Thứ nhất, việc một số địa phương chủ động mời các doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm đến để tư vấn, tuyển dụng quân nhân xuất ngũ là rất ý nghĩa nhưng không phải là quy định bắt buộc nên nơi làm, nơi không. Do đó, cần có quy định rõ, các địa phương phải có trách nhiệm tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ với một tỷ lệ cụ thể trên tổng số quân nhân. Địa phương có thể giao chỉ tiêu cho các ban, ngành, đoàn thể tìm việc cho quân nhân xuất ngũ; giao chỉ tiêu cho các trung tâm dịch vụ việc làm; các doanh nghiệp ở địa phương. Những nơi không có nhiều doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cần liên hệ với các địa phương khác, các doanh nghiệp ở các địa phương khác. Cũng có ý kiến cho rằng, cần xây dựng “quỹ việc làm” cho quân nhân xuất ngũ.
Thứ hai, một vấn đề được quy định trong văn bản luật nhưng lại chưa rõ chế tài xử lý vi phạm. Đó là nhiều trường hợp công dân đã công tác, làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trước khi thực hiện NVQS thì khi quân nhân hoàn thành NVQS, cơ quan, doanh nghiệp đó phải tiếp nhận lại. Nhưng thực tế, nhiều cơ quan, doanh nghiệp từ chối tiếp nhận, hoặc có tiếp nhận nhưng làm hời hợt, vô cảm. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có chế tài để cấp ủy, chính quyền, HĐND các cấp ở địa phương giám sát chặt chẽ việc tiếp nhận quân nhân đã hoàn thành NVQS trở lại cơ quan, doanh nghiệp cũ làm việc với vị trí tương ứng, hoặc tốt hơn trước lúc nhập ngũ. Vấn đề tiếp nhận lại phải có cơ chế để thực hiện.
“Thực túc thì binh cường”, cả hệ thống chính trị thực sự vào cuộc, quan tâm, chăm lo cho quân nhân nhập ngũ cũng như xuất ngũ sẽ tạo động lực to lớn cho mọi công dân cống hiến. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.