Vị trí thành phố Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam
Giá gỗ xoan ta bao nhiêu tiền một khối
Cũng giống như các loại nguyên liệu khác giá gỗ xoan ta luôn có sự biến động nhất định. Chứ không giữ yên ở một mức duy nhất. Vì vậy giá gỗ xoan ta năm 2020 bạn tham khảo trước đó chắc chắn đã có sự thay đổi. Nhất là với nhu cầu ngày một tăng cao và mức độ khan hiếm của gỗ hiện nay. Đã khiến giá thành của gỗ xoan ta đã bị đẩy lên cao. Tuỳ theo địa chỉ phân phối, người bán mà giá gỗ xoan ta có sự khác nhau nhất định.
Theo thông tin tham khảo hiện nay, giá gỗ xoan ta khoảng 6 – 8 triệu đồng/m3 gỗ tròn. Còn nếu so sánh với gỗ xoan đào sẽ rẻ hơn. Giá gỗ xoan đào hiện nay đang được xếp là cao nhất trong tất cả các loại gỗ xoan. Như vậy, mức giá của gỗ xoan ta phù hợp với tài chính của nhiều gia đình. Đây cũng chính là lí do gỗ xoan ta ngày càng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Đó là những đặc điểm và giá thành của cây gỗ xoa ta. Hy vọng qua bài viết mang tính chất tham khảo này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi giá gỗ xoan ta bao nhiêu tiền một khối? Theo dõi bài viết của Thế Giới Đồ Gỗ để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mới đây, số liệu của nền tảng thống kê Numbeo cho biết, chi phí sinh hoạt cho hộ gia đình 4 người tại TPHCM là hơn 44 triệu đồng/tháng (1.746 USD). Một cá nhân sống tại TPHCM mỗi tháng cần hơn 12,5 triệu đồng.
Điều đáng chú ý trong dữ liệu này là thu nhập trung bình của một người bình thường tại thành phố chỉ nhỉnh hơn 12,4 triệu đồng/tháng. Nghĩa là, một cá nhân sống ở TPHCM sẽ tiêu sạch số tiền mình làm ra và bị âm một chút. Đương nhiên chẳng thể tích lũy hay dự phòng rủi ro.
Người ta rần rần ý kiến, cho rằng dữ liệu thống kê kia không chính xác, vì lẽ trong các yếu tố đánh giá có chi phí đi ăn nhà hàng và xem phim hàng tuần, là những tiêu chí... quá sang chảnh.
Dù vậy, ở góc độ ngược lại, dữ liệu Numbeo công bố không bao gồm chi phí thuê nhà, phí cho trẻ em đi nhà trẻ hay học trường tự thục/quốc tế. Chuyện mua nhà gần như là không tưởng khi giá căn hộ bình dân hiện nay đã vượt 40 triệu đồng/m2, và phí thuê nhà lại chiếm phần nhiều thu nhập của các gia đình trẻ. Như vậy, con số hơn 44 triệu chi phí cho gia đình 4 người gần đúng với nhóm người có mức sống khá tốt, đã có nhà cửa ổn định (còn tiền ở đâu để mua nhà thì Numbeo không nói).
Rõ ràng, câu hỏi “Cần bao nhiêu tiền để sống tại TPHCM?” (hoặc Hà Nội hoặc một tỉnh, thành nào khác) vẫn luôn đau đáu đối với rất nhiều người dân và có vẻ như đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Theo số liệu khảo sát Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 4/2024, thu nhập bình quân đầu người ở TPHCM năm 2022 là 6,3 triệu đồng/tháng trong khi chi tiêu bình quân đầu người ở khu vực đô thị là 3,3 triệu đồng/tháng.
Nói theo tiến sĩ Bùi Trinh - nguyên cán bộ Tổng cục Thống kê - thì con số trên lại chưa phản ánh đầy đủ chi tiêu của người dân. Nếu hỏi bất kỳ ai ở TPHCM, câu trả lời có lẽ sẽ là không thể sống với thu nhập 6,3 triệu đồng và cũng không thể chi chỉ 3,3 triệu đồng mỗi tháng.
Nhưng người dân vẫn đang sống. Mọi thứ vẫn đang vận hành. Điều trớ trêu là ta không biết chính xác người dân đang sống như thế nào, theo tiêu chuẩn nào và liệu tiêu chuẩn sống ấy của họ có đảm bảo sự phát triển bền vững cho cá nhân lẫn cho xã hội tương lai hay không.
Hãy đến các khu nhà trọ công nhân, hỏi xem liệu bao lâu rồi họ chưa đi xem phim, liệu họ có thời gian để đọc một cuốn sách? Trên các nhóm cho tặng đồ trên mạng xã hội, không khó để đọc được những status xin sữa, xin gạo, thậm chí xin một đôi giày, cái nón cũ.
Các dự báo về tình hình kinh tế nửa cuối năm lẫn thực tế thị trường đều cho thấy người tiêu dùng vẫn đang siết chặt chi tiêu. Họ có thể đã chọn ăn loại gạo rẻ hơn, uống loại sữa rẻ hơn hoặc từ bỏ những nhu cầu như mua chiếc áo mới, tắt bớt quạt ngay cả trong ngày nóng cho đỡ tốn điện…
Những đứa trẻ bớt một buổi đi chơi công viên hay một chuyến dã ngoại vì cha mẹ chúng không có thời gian hoặc không đủ chi phí sẽ có tuổi thơ nghèo nàn thế nào? Nếu không có số liệu hoặc con số không chính xác, ta sẽ rất khó để hoạch định tương lai và những chính sách có thể sẽ mãi mãi xa rời thực tế.
Chúng ta đã và đang nói rất nhiều về một tương lai xanh, xu hướng phát triển bền vững. Nhưng muốn phát triển bền vững về thực chất, hãy hỏi các bà nội trợ - những người đang từng ngày đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành, cố gắng gói ghém để ngân sách gia đình không bị thâm thủng.
Đừng nhìn số người xếp hàng dài chờ mua vàng ở các ngân hàng mà hãy nhìn những bà nội trợ đang cầm lên đặt xuống từng trái bí, vỉ trứng hay phải đi xin một bộ sách cho con trong năm học mới để làm chính sách, bởi một khi người dân tự hạ tiêu chuẩn sống, điều đó sẽ tạo ra hệ lụy ở tương lai.
Lâu lâu, trên truyền thông hoặc mạng xã hội, tôi lại đọc thấy bài viết về chuyện một người vẫn sống được với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng; người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vẫn có thể tiết kiệm mua nhà, mua xe hơi. Những bài viết như vậy được chia sẻ rất nhiều và hầu hết đều nhận về những biểu tượng cảm xúc ngạc nhiên, những bình luận giễu cợt kiểu "Tiết kiệm 5 triệu, còn 2,5 tỉ mua nhà là cha mẹ cho", "Lương 5 triệu đồng nhưng có 20 tỉ trong tài khoản".
Còn bạn, xin hãy thành thật với chính mình. Nếu thu nhập của bạn là 12,5 triệu đồng/tháng, liệu bạn có thể đảm bảo chi tiêu không? Nếu lương của vợ chồng bạn là 20 triệu đồng/tháng, bạn sẽ sống với tiêu chuẩn nào? Bạn vẫn cuối tuần dắt nhau đi ăn nhà hàng và cho con học trường quốc tế chứ?
Numbeo là nền tảng trực tuyến cung cấp dữ liệu về chi phí sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và các thông tin liên quan khác ở nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới.
Chi phí 1.746 USD mỗi tháng cho gia đình 4 người tại TPHCM được Numbeo tính toán dựa trên công thức với các giả định thói quen chi tiêu trung bình. Theo đó, chi phí không gồm thuê nhà, không có trẻ em đi nhà trẻ hay học trường tư thục. Các thành viên không hút thuốc, không sử dụng ô tô hay taxi; mua sắm quần áo, đồ uống có cồn ở mức độ trung bình. Tuy nhiên cả 4 đều có thẻ thành viên dịch vụ tập luyện và đi xem phim một lần mỗi tuần.
Theo Numbeo, mức chi này của người dân TPHCM xấp xỉ Jakarta (1.732 USD), thấp hơn Bangkok (2.304 USD), Manila (2.209 USD) và chưa bằng một nửa Singapore (4.025 USD).
Cần bao nhiêu tiền để sống ở thành phố?
Phụ Nữ Online mong được nghe câu chuyện, kinh nghiệm, ý kiến của bạn quanh câu hỏi này.
Email xin gửi về địa chỉ: [email protected], bài viết được đăng sẽ nhận nhuận bút theo quy định của toà soạn.