Hiện nay, thủ thuật rạch tầng sinh môn được sử dụng trong sinh thường với mục đích mở rộng đường cho thai nhi ra đời dễ dàng, giảm thiểu tối đa các tổn thương có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, âm hộ khi sinh.
Bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn có sao không?
Nhiễm trùng vết khâu chính là nguy cơ đầu tiên có thể xuất hiện khi bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn. Khi bị đứt chỉ khâu, vết khâu bị nứt cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập. Đặc biệt, khu vực tầng sinh môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, càng khiến tỷ lệ bị nhiễm trùng tăng cao.
Ngoài ra, đứt chỉ khâu đường sinh môn còn khiến cho quá trình lành vết thương bị chậm lại, kéo dài thời gian đau nhức vết khâu. Đồng thời còn để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân nào gây ra đứt chỉ khâu tầng sinh môn?
Một trong những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất chính là thói quen ngồi lệch một bên của nhiều chị em. Được biết, sau khi khâu, các mô mới tại tầng sinh môn đều rất dễ bị tổn thương. Việc ngồi lệch sang một bên của chị em làm cho vết khâu tầng sinh môn bị lỏng lẻo. Từ đó khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở, chỉ khâu bị đứt rời.
Đi lại, ngồi xổm nhiều cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới vết khâu tầng sinh môn. Theo đó, việc đi lại nhiều, đặc biệt là ngồi xổm khiến khu vực tầng sinh môn phải chịu nhiều tác động, làm tăng nguy cơ vết khâu bị hở.
Bên cạnh đó, tình trạng táo bón sau sinh cũng ảnh hưởng nhiều tới vết khâu tầng sinh môn. Bởi khi bị táo bón sau sinh, chị em sẽ phải cố sức để rặn khi đi vệ sinh. Điều này gây ra tình trạng đau đớn cũng như khiến chỉ khâu có nguy cơ bị bục.
Vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ không chỉ khiến chị em phải chịu đựng cảm giác đau đớn kéo dài mà còn khiến khu vực tầng sinh môn bị lên mủ, nhiễm trùng, ngứa ngáy, chảy máu. Do vậy, một khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt hoặc ớn lạnh, đau vùng bụng dưới, đi tiểu có cảm giác đau và nóng rát, vùng tầng sinh môn ra cục máu đông hoặc chảy nhiều máu,... hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản Phụ khoa.
Phải làm gì khi bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn?
Nếu không may phần chỉ khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ, bung chỉ, chị em cũng đừng quá lo lắng. Lúc này hãy chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín. Khi đến thăm khám, các bác sĩ kiểm tra tình trạng thương tổn có nghiêm trọng hay không. Tuỳ vào mức độ tổn thương cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp massage để khu vực vết khâu dịu bớt đau nhức và mềm mại lại. Hoặc cũng có thể tiến hành khâu thẩm mỹ lại.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu tâm đến vấn đề vệ sinh khu vực vết khâu tầng sinh môn. Hãy thực hiện chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách và luôn giữ cho khu vực tầng sinh môn được khô ráo, thoáng mát. Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn cũng như giảm tối đa nguy cơ các vi khuẩn gây hại xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra, chị em cũng không nên quan hệ vợ chồng trở lại quá sớm. Thời gian lý tưởng nhất là từ 4 - 6 tuần sau sinh. Thời điểm này, vết khâu tầng sinh môn cũng đã lành, cơ thể cũng hồi phục lại gần như lúc trước khi mang bầu.
Trong trường hợp bị táo bón sau sinh, chị em tuyệt đối hạn chế không dùng quá nhiều sức để rặn mà hãy cố gắng thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ vào các bữa ăn hằng ngày, uống đủ mỗi ngày từ 2 - 3 lít nước. Song song với đó, chị em có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng có tác dụng làm mềm phân, giúp việc đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
Một vài lưu ý khác trong quá trình chăm sóc, giảm đau vết khâu tầng sinh môn như sau:
Nhìn chung, khi bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn, các chị em cũng không nên quá lo lắng, hãy tìm đến những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chất lượng, giàu kinh nghiệm để được thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, đúng cách.
Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh
Tầng sinh môn sau khi sinh sẽ bị thương tổn nhiều, đặc biệt là khi bị rách độ 3 hoặc độ 4. Chính vì vậy quá trình chăm sóc tầng sinh môn của sản phụ cần được quan tâm chú ý nhằm hạn chế tối đa biến chứng nặng xuất hiện.
Biện pháp giảm đau tầng sinh môn:
- Luôn đảm bảo tầng sinh môn sạch sẽ, không nhiễm khuẩn.
- Trong 12 giờ đầu tiên sau sinh, thực hiện chườm đá tại vùng đáy chậu có thể giảm thiểu cơn đau nhức, giảm sưng tấy.
- Sử dụng một số loại bình xịt giảm đau tầng sinh môn chuyên dụng (ví dụ như New Mama Bottom Spray). Hiệu quả giảm đau nhau chóng, dễ sử dụng và khá an toàn.
- Hạn chế tư thế đứng và ngồi liên tục để giảm áp lực lên vùng tầng sinh môn (tư thế đứng hoặc ngồi đều có thể làm căng tầng sinh môn), ngay cả khi cho em bé bú người mẹ cũng nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi thành tư thế nằm cho con bú.
- Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành.
Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành
- Hạn chế cử động hai chân, nâng đỡ vật nặng hoặc ngồi dậy nhanh, mục đích làm giảm căng thẳng cho vùng đáy chậu.
Cách vệ sinh sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng tầng sinh môn:
- Vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau sinh. Bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên tắm ít nhất 1 lần/ngày và vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu khoảng 3,4 lần/ngày. Có thể kết hợp bình xịt giảm đau tầng sinh môn sau khi vệ sinh.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vết thương luôn sạch sẽ (khoảng 4 - 6 tiếng thay 1 lần).
- Sau khi tiểu - đại tiện cần phải rửa sạch sẽ và lau khô, không được giữ vùng đáy chậu bị ẩm ướt nguy cơ sản sinh vi khuẩn gây bệnh. Làm khô vùng đáy chậu sau vệ sinh là cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng khăn mềm thấm hoặc giấy, không nên dùng máy sấy tóc để sấy (đặc biệt là chế độ nóng) vì vết thương có thể lâu lành hơn và nguy cơ bị bỏng vùng sinh dục.
- Một số loại thuốc kháng sinh ngừa viêm, nhiễm trùng có thể được bác sĩ chỉ định dùng.
Lưu ý khi đại - tiểu tiện sau khi bị rách tầng sinh môn
Tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh có thể gây ra nhiều tổn thương tới các lớp mô cơ, da vùng đáy chậu bảo gồm cả bên trong đường âm đạo và ống trực tràng. Sau sinh sản phụ sẽ được xử lý vết thương cẩn thận, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết thương và khâu vá lại giúp tầng sinh môn mau chóng lành lại. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhiễm có thể được sử dụng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vấn đề đại -tiểu tiện sau sinh).
- Trong vài ngày đầu sau sinh, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế chất xơ nhằm giảm bớt căng thẳng đến trực tràng trong mỗi lần đại tiện. Sản phụ nên hạn chế chất xơ ít nhất 2 ngày sau khi sinh, bắt đầu từ ngày thứ 3 có điều chỉnh chế độ ăn uống bình thường trở lại.
- Một số trường hợp bệnh nhân sau sinh không đi vệ sinh trong 48 giờ, người bệnh cần liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để kiểm tra tình trạng hoạt động của trực tràng.
- Trong giai đoạn vết thương rách tầng sinh môn chưa lành lại hoàn toàn, sản phụ cần chú ý các cử chỉ hành động hạn chế gây áp lực đến vùng đáy chậu. Ví dụ như biện pháp dùng tay đỡ vùng đáy chậu giảm áp lực khi cười rung, ho, hắt hơi, đi đại tiện,...
- Nhiều trường hợp sản phụ sau khi sinh bị táo bón, trong khi đó trực tràng rất dễ bị tổn thương vì rách tầng sinh môn, vì vậy người bệnh có thể sử dụng một số chất làm mềm phân để hạn chế áp lực lên ống trực tràng khi đại tiện.
Một số lưu ý khác cần chú ý sau khi bị rách tầng sinh môn
- Không nên quan hệ tình dục sau khi sinh trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần, trong trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 có thể phải kiêng cữ lâu hơn (khoảng 3 tháng). Đảm bảo vết thương đã lành lại hoàn toàn, nếu có dấu hiệu bị đau nhức khó chịu khi quan hệ tình dục cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để tư vấn kiểm tra.
- Sản phụ có thể tắm rửa hàng ngày nhưng không nên ngâm mình hoặc bơi lội khi vết thương chưa lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Chế độ ăn uống hạn chế chất xơ vài ngày đầu sau sinh, sau đó cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi để chất lượng phân tốt.
- Sản phụ nên vận động sau khi sinh nhằm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau, giảm sưng tấy. Bài tập Kegel nhẹ nhàng và một số bài tập trị liệu khác có thể hỗ trợ giảm đau tầng sinh môn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị rách tầng sinh môn không được tập các bài tập có ảnh hưởng đến vùng đáy chậu trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau sinh.
Tầng sinh môn có chức năng chính là bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như âm đạo, tử cung, trực tràng và bàng quang.
Tầng sinh môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giao hợp và tiếp nhận tinh trùng, nuôi dưỡng tế bào thai,... Là khu vực kích dục cho cả nam và nữ.
Tầng sinh môn giãn nở trước khi chuẩn bị lâm bồn, giúp đưa thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.
Khi sinh con lần đầu tiên, tầng sinh môn thường giãn nở không tốt nên xảy hiện tượng rách tầng sinh môn, thậm chí nếu đầu thai nhi quá to và trọng lượng thai nhi quá lớn bác sĩ cũng có thể sẽ rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn.
Tầng sinh môn bị tổn thương, chùng dãn và dẫn tới mất tính đàn hồi. Điều này không chỉ mất tính thẩm mỹ mà còn làm suy giảm chất lượng sinh hoạt quan hệ tình dục. Khi giao hợp dẫn tới tình trạng đau rát, mất hứng thú, mất cảm giác và khó đạt được khoái cảm. Thậm chí nhiều người có thể rơi vào tình trạng lo lắng, lãnh cảm, buồn phiền,...ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Vì vậy sau khi sinh con, phụ nữ thường đau, và sưng ở xung quanh vùng đáy chậu. Vào ngày thứ hai sau khi sinh, tầng sinh môn thường có xu hướng đau đỉnh điểm. Việc đi vệ sinh cũng có thể gây đau đớn và phải mất khoảng 4 đến 6 tuần để đáy chậu lành hoàn toàn.