Thương mại điện tử (TMĐT) đang là ngành học Hot trong kỷ nguyên số hiện nay. Xu hướng dịch chuyển từ mua bán trực tiếp sang online, sử dụng các nền tảng trực tuyến làm trung gian giúp lưu thông hàng hóa ngày một gia tăng. Đặc biệt, sự cạnh tranh khốc liệt về giá khi mua hàng trực tuyến thấp hơn nhiều lần so với mua bán kiểu truyền thống khiến TMĐT đã và đang là phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp từ tài chính, ngân hàng, vận tải, hàng không, du lịch, sản xuất công nghiệp, sản xuất tiêu dùng… tạo ra hàng chục nghìn công việc mới, đặc biệt là lao động được đào tạo chuyên nghiệp ngành TMĐT. Vậy ngành TMĐT là gì? Ra trường làm gì, ở đâu, nhận lương bao nhiêu? Hãy cùng Đại học Đại Nam giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử học gì? Ra trường làm gì?
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa – robot hóa đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế lao động phổ thông nhằm tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm… Đặc biệt, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tất cả những ứng dụng đó đều yêu cầu ở mức rất cao về kỹ thuật cơ điện tử, từ đó mở ra cơ hội phát triển ngành mới cũng như triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực này. Vậy Kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Hiện nay, các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics, Samsung… đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói, gấp quần áo nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty. Robotics, cơ khí chính xác, dây chuyền sản xuất tự động chính là những ví dụ điển hình của ứng dụng Kỹ thuật cơ điện tử. Kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.
Học Kỹ thuật cơ điện tử ở Khoa Cơ khí- Đại học Thủy lợi có gì đặc biệt? Chương trình kỹ sư Kỹ thuật cơ điện tử tại Khoa Cơ khí- Đại học Thủy lợi đào tạo theo chuẩn CDIO.
Về mặt kiến thức: Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương về lý luận chính trị, ngoại ngữ, toán, vật lý, tin học; kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điều khiển; kiến thức chuyên ngành về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống thủy lực - khí nén, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo, v.v.
Về mặt kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có khả năng sử dụng, vận hành và bảo trì tốt các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động, hệ thống robot; Khai thác và xây dựng các phần mềm trong việc điều khiển các máy móc tự động, robot bằng máy tính và các phương tiện điều khiển số khác; Thiết kế cải tiến, thiết kế chế tạo mới và lắp ráp các thiết bị trong hệ thống sản xuất tự động. Bên cạnh đó, kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được đào tạo kỹ năng thực hành tốt trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật cơ điện tử và robot; có kỹ năng tự học, làm việc nhóm và giao tiếp tốt.
- Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Robot.
- Nội dung chương trình: 146 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức về lý luận chính trị; khối kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; khối kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và tin học; khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành với nhiều nội dung thực hành, thực tập.
Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn lắp đặt và chuyển giao nhiều hệ thống sản xuất tự động hóa, bao gồm các thiết bị dẫn động tích hợp, robot công nghiệp, hệ thống phần mềm dùng trong vận hành công nghệ, máy công cụ điều khiển kỹ thuật số, v.v. Quá trình tiếp nhận, vận hành, bảo trì và phát triển các hệ thống sản xuất hiện đại đòi hỏi số lượng lớn các kỹ sư cơ điện tử. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ về các sản phẩm cơ điện tử và robot, cơ khí chế tạo máy, tự động hóa, phần mềm tin học cũng có nhu cầu cao về nhân lực ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Do đó, các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có rất nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với mức thu nhập cao và ổn định.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư ngành kỹ thuật cơ điện tử có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:
- Thiết kế, tư vấn thiết kế, triển khai công nghệ, quản lý sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ điện tử tại các doanh nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực cơ điện tử và robot hoặc các lĩnh vực có liên quan như kỹ thuật tự động hóa, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật cơ khí hàng không/ôtô, kỹ thuật y học. Đặc biệt, kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử có thể tham gia thiết kế, chế tạo robot hoặc thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống tự động có robot.
- Làm việc tại các nhà máy có các hệ thống, dây chuyền tự động như nhà máy xi măng, nhà máy cơ khí chế tạo, các công ty sản xuất các thiết bị vận chuyển hàng hóa; các nhà máy lắp ráp ôtô, xe máy như Honda, Toyota, Vinfast; các nhà máy sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện máy như Bosch, Samsung, Cannon, Panasonic; các nhà máy chế biến hàng tiêu dùng Unilever, P&G.
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đào tạo của ngành;
- Giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực cơ điện tử và robot tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu;
- Tự thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ điện tử và robot, cơ khí chế tạo máy, tự động hóa.
- Cơ hội làm việc với các doanh nghiệp ngoài nước có hợp tác với Đại học Thủy Lợi, hoặc kỹ sư tại các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v..)
Các điểm mạnh của ngành đào tạo tại trường ĐH Thuỷ lợi
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử được xây dựng theo cách tiếp cận CDIO, tích hợp kiến thức chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật trong việc xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống cơ điện tử và robot.
Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi được đào tạo theo hướng thực hành, ứng dụng nên có thể dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường. Các phòng thí nghiệm chuyên ngành được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại với những bài thí nghiệm gần với thực tiễn. Đặc biệt, ngoài việc tiếp cận với nhiều mô hình robot, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi được thực hành trên tay máy robot công nghiệp thực tế tại Phòng thí nghiệm Mô phỏng số và Điều khiển robot.
Chương trình đào tạo được thực hiện với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, được đào tạo ở trong nước và nước ngoài đúng chuyên ngành Cơ điện tử.
Cơ hội du hoc và các thông tin khác
Cơ hội du học cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là rất cao, với hơn 100 trường trên thế giới cung cấp khóa học Cơ điện tử và Robot, đặc biệt là tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật bản, Úc, Singapore, v.v.
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài về việc đào tạo và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Do đó, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc.
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác với rất nhiều các doanh nghiệp trong nước cũng như công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Daihatsu, Samsung, LG, Nippon steel... hay các công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Do đó, Trường Đại học Thủy lợi cam kết sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email, …. liên hệ):
Tư vấn: TS. Nguyễn Huy Thế - Trưởng bộ môn Kỹ thuật Cơ điện tử, Khoa Cơ khí, ĐH Thuỷ lợi
Website: http://khoacokhi.tlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/cokhithuyloi
- PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
Địa chỉ: Nhà A4 - 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội;
Điện thoại: 024.3563.1537 hoặc 024.3852.4529; Fax: 024.3563.8923
Website: http://tuyensinh.tlu.edu.vn
Fanpage: www.facebook.com/tuvanthiTLU
NGÀNH MARKETING THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? HỌC XONG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
24-02-2021 09:26:19 AM - 2802
Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM, trong 8 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì ngành Marketing TM chiếm khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng, tương đương khoảng 30.000 lao động với mức lương khởi điểm khá cao so với các ngành học khác. Vậy “Ngành Marketing thương mại là gì? Học xong ra trường làm gì?”. Để giải đáp cho những băn khoăn này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu “Ngành Marketing là gì? Học xong ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Marketing, mà hơn hết, sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.
Khi nhắc đến Marketing, nhiều người thường liên tưởng đến những anh chàng, cô nàng tay xách những sản phẩm đi đến đám đông chào mời, quảng bá; một số khác nghĩ rằng đây là công việc đăng quảng cáo, hoặc các chương trình khuyến mãi... Tuy nhiên cách nghĩ này chưa thực sự đúng và đầy đủ.
Rất khó để có một định nghĩa chính xác về ngành học này, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Giáo sư người Mỹ Philip Kotler - "Cha đẻ" của nền Marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa được xem là chính xác nhất hiện nay về Marketing, như sau: "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra". Theo học Marketing TM, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...
Học ngành Marketing Thương mại ra trường làm gì?
Marketing thương mại ngày nay là một trong những nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Thu nhập bình quân của một nhân viên Marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD/tháng, cấp quản lý thì trên 1000 USD/tháng. Do đó có thể thấy đây là nghề nghiệp hấp dẫn và đáng mơ ước với bất kỳ bạn trẻ năng động nào. Với chuyên môn về Marketing, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,... Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm; hoặc làm cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing, tổ chức sự kiện; nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn cũng có thể tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt cơ hội thăng tiến của nghề này là rất cao.
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Marketing Thương mại. Tại Trường Cao đẳng Thống kê II - một trong những đơn vị uy tín đào tạo ngành Marketing Thương mại, sinh viên được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, nắm bắt những xu hướng marketing của thế giới,... Ngoài ra, sinh viên ngành Marketing thương mại tại COS2 còn được trang bị các kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh và marketing như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc, xây dựng mối quan hệ và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Để biết thêm chi tiết về chương trình đào tạo ngành Marketing của Trường Cao đẳng Thống kê II xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://thongke2.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/nganh-marketing-thuong-mai-sua-doi-cap-nhat-bo-sung-nam-2020-851.html.
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Marketing Thương mại học gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Marketing không, ngành Marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Marketing khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Marketing,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Marketing và trở thành một chuyên viên marketing thành công trong tương lai.
Đăng ký xét tuyển trực tuyến: https://thongke2.edu.vn/dang-ky-truc-tuyen.html