Xuất khẩu cà phê khoảng một thập kỷ trước trị giá 20 tỷ USD, đến nay nó đã lên đến 465,9 tỷ USD (theo GlobeNewswire). Mặc dù đại dịch toàn
Indonesia – Xuất khẩu 668,677 tấn cà phê
Kinh doanh cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế của Indonesia. Cả nước hiện đang trồng và xuất khẩu hơn 20 giống cà phê. Chủ yếu được đặt tên theo các vùng trồng cà phê, một số giống cà phê phổ biến ở Indonesia là Bali, Flores, Sumatra, Java, Papua và Sulawesi. Cây cà phê của Indonesia được công nhận là có thân gỗ chắc chắn, có hương vị của đất và vị chua thấp.
Peru – Xuất khẩu 346,466 tấn cà phê
Từ những năm 1700, cà phê đã được trồng ở khắp các vùng ở miền Bắc, vành đai miền Trung và miền Nam Peru. Giống như Honduras, phần lớn sản lượng cà phê ở Peru trước đây đều được người dân tiêu dùng là chính. Cà phê Peru có hai loại chính, được chia cùng với các đồn điền. Những loại được trồng ở vùng cao (đặc biệt là Andes) dào dạt hương vị hoa. Những cây ở vùng đồng bằng thường có thân trung bình với hương hoa và trái cây.
Colombia – Xuất khẩu 754, 376 tấn cà phê
Columbia là nước xuất khẩu cà phê Ả Rập hàng đầu thế giới, đã sản xuất khoảng 11,5 triệu bao cà phê hàng năm. Khi Colombia bắt đầu xuất khẩu cà phê từ năm 1830, quốc gia này đã được khen ngợi có hạt cà phê ngon nhất thế giới. Những hạt cà phê được trồng ở độ cao 1500-2000 mét, có hương thơm béo ngậy và hương vị trái cây tinh tế. Ngoài ra, cà phê Colombia nổi tiếng với sự dịu nhẹ.
Ethiopia – Xuất khẩu 471,247 tấn cà phê
Cà phê không chỉ là một loại đồ uống đối với người dân Ethiopia mà còn là một phần văn hóa của họ. Đây là quê hương của cà phê Arabica ngay từ những năm 1600 trong thương mại Java. Ngoài ra, Ethiopia có hàng nghìn loại hạt cà phê, nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, ba loại chính được trồng là Shortberry, Mocha và Longberry. Cà phê Ethiopia nổi bật với hương hoa, hương vị socola, gia vị và rượu mạnh.
Brazil – Xuất khẩu 2,680,515 tấn cà phê
Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hơn 150 năm. Vào đầu thế kỷ 20, quốc gia này chiếm gần 80% lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới. Hiện tại, tổng kim ngạch xuất khẩu bằng một phần ba sản lượng còn lại của thế giới. Điều này không quá ngạc nhiên khi Brazil sở hữu vị trí địa lý thuận lợi để trồng cà phê Arabica và Robusta. Thêm vào đó, cà phê Brazil nổi tiếng với vị kem đặc, độ chua thấp, hương socola và caramel giàu vị đắng nhẹ tinh tế. Với hơn 20,000 đồn điền cà phê trải rộng trên 10.000 dặm vuông, Brazil đang vượt xa các quốc gia khác.
Mexico – Xuất khẩu 270,000 tấn cà phê
Mặc dù là người đến sau, ngành kinh doanh cà phê đang bùng nổ ở Mexico. Trong khi các đồn điền cà phê không được đưa vào sử dụng cho đến cuối thế kỷ 18 ở Veracruz, Mexico hiện là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Loại cây này được trồng trên 16 bang ở Mexico. Mexico chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt. Phần lớn cà phê được sử dụng để pha chế và cà phê rang đậm. Các loại bao gồm bourbon, caturra, maragogype và Mundo Novo.
Honduras – Xuất khẩu 475,042 tấn cà phê
Khí hậu ở Honduras tương tự như ở Brazil. Tuy nhiên, quốc gia này đã không trở thành nhà xuất khẩu cà phê toàn cầu cho đến gần đây. Trước khi trở thành một ông lớn trong ngành kinh doanh cà phê, hầu hết các sản phẩm cà phê của quốc gia đều được tiêu thụ tại địa phương. Cà phê chủ yếu được trồng ở các trang trại nhỏ trên núi được gọi là ‘Fincas’ ở độ cao từ 3600-5249 feet. Cà phê Honduras tỏa ra hương thơm dễ chịu của quả phỉ, vani, hoặc trái cây đỏ, tùy thuộc vào từng hương vị cụ thể.
Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 05 tháng đầu năm 2021
Xuất khẩu cà phê Robusta đạt xấp xỉ 111,7 nghìn tấn; trị giá 177,83 triệu USD trong tháng 05/2021. Tăng 2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với tháng 05/2020. Trong 05 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 618,9 nghìn tấn; trị giá 969,23 triệu USD; giảm 10,9% về lượng và giảm 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 (Số liệu từ thống kê của Tổng cục Hải quan).
Bên cạnh đó, cà phê Việt khi xuất khẩu còn phải đối mặt với những vấn đề khác như giá container và đối thủ cạnh tranh. Do tình trạng thiếu hụt container và hàng hóa tồn đọng trước đó dẫn đến việc giá cước tăng vọt. Hơn nữa, cà phê Việt Nam cạnh tranh với nhiều quốc gia khác, trong đó có Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Với việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê của Brazil sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Brazil là đối thủ cạnh tranh lớn với cà phê Việt Nam
Tuy nhiên, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo rằng sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2021/22 sẽ phục hồi từ 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao; trong khi tồn trữ sẽ giảm nhẹ. Trong đó, Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá cả có xu hướng tăng trong 12 tháng qua. Người trồng cà phê có thêm động lực tăng năng suất bằng cách chấp nhận tốn kém hơn để tưới tiêu cho cây cà phê trong mùa khô. Trước những dự báo tích cực trên cùng Innovative Hub xem qua cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới nhé!
Việt Nam – Xuất khẩu 1,542,398 tấn cà phê
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới. Theo đó, Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Những quốc gia trên thế giới đều sử dụng hạt cà phê Robusta từ Việt Nam vì có độ chua thấp, vị đắng và các nốt mocha.
Guatemala – Xuất khẩu 204,000 tấn cà phê
Nằm ở phía đông của Mexico và phía tây của Honduras, Guatemala cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Nước này là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khắp Trung Mỹ trong thế kỷ 20 (trước khi bị Honduras vượt qua). Từ thế kỷ 19, xuất khẩu cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.
Các vùng sản xuất cà phê trong nước là những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa. Những vùng này bao gồm Antigua, Atitlan, Cao nguyên Fraijanes, Cao nguyên Huehuetenango, Nuevo Oriente, Volcan San Marcos và Rainforest Coban. Hương vị cà phê Guatemala sẽ được xác định bởi vị trí của đồn điền. Loại được trồng ở Tây Nguyên có vị chua từ hoa và thường có vị cay hoặc vị socola. Những loài xuất thân từ các khu vực núi sẽ ít có tính axit vì chúng đã tiếp xúc với vùng biển Caribe hoặc Thái Bình Dương.
Và đó là những thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?”. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn đang ở vị trí thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, nếu chúng ta không tận dụng lợi thế đó cùng với những ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác vượt mặt.
Số liệu trong bài viết được lấy từ Alibaba.com
Tiếp tục khẳng định ngôi vị cường quốc xuất khẩu điều
Những năm qua, ngành Điều Việt Nam đã không chỉ giữ vững ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân trong nhiều năm liên tiếp mà còn khẳng định được uy tín của thương hiệu trên thị trường quốc tế. Với vị thế của một cường quốc xuất khẩu điều, Việt Nam còn khẳng định được tiếng nói ngay cả trong các cuộc họp bàn đưa ra mức giá xuất khẩu cho thế giới. Hạt điều nhân của Việt Nam hiện đã có mặt trên các kệ hoàng của trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 644,12 nghìn tấn điều, thu về trên 3,64 tỷ USD. Ngành điều Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân trong gần hai thập kỷ qua. 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 424 nghìn tấn, trị giá 2,37 tỷ USD, tăng 26,4% về lượng và tăng 22,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong tháng 7/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tiếp tục tăng, đạt mức 6.168 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng 6/2024 và tăng 10,8% so với tháng 7/2023. Nhờ đó, tháng 7/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 70 tấn với trị giá kim ngạch đạt 428 triệu USD, tăng 27,7% về lượng nhưng tăng đến 40,4% về trị giá.
Về thị trường, tháng 7/2024, Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ Đức và Úc. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều của nước ta sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng trưởng 3 chữ số cả về lượng và trị giá, lần lượt đạt 102,1% và 149,0%. Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang các thị trường truyền thống và tiềm năng đều trưởng khả quan so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu hạt điều sang 9/10 thị trường truyền thống ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số; điển hình như: Mỹ, Trung Quốc, Ả rập Xê út, Anh…
Môt trong những lợi thế giúp gia tăng vị thế của ngành điều Việt nam là chính là công nghệ chế biến tiên tiến nhất thế giới, do người Việt sản xuất. Hiện ngành Điều có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất và chế biến, với công suất khoảng 4 triệu tấn điều thô mỗi năm.
Nhập khẩu điều thô nguyên liệu tăng mạnh
Đáng nói là, mặc dù đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu điều hạt trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam lại phải gia tăng nhập khẩu điều thô nguyên liệu trong những năm trở lại đây. Khoảng 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành điều Việt Nam là nhập khẩu từ châu Phi và Campuchia.
Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 2,75 triệu tấn điều, tăng 45,7%, với trị giá 3,17 tỷ USD, tăng 18,9%. Theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam đạt 430,65 nghìn tấn, trị giá 476,26 triệu USD, tăng rất mạnh, đạt 3.626,2% về lượng và tăng 3.056,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam chiếm 99,55% tổng lượng xuất khẩu của Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 4,94% trong 6 tháng đầu năm 2023. 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã phải bỏ ra 2,2 tỷ USD để nhập khẩu trên 1,8 triệu tấn điều chủ yếu phục vụ sản xuất và một phần tiêu dùng trong nước, tăng 6,0% về lượng và 3,3% về trị giá.
Việc Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập hạt điều về nước là do hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều hiện nay chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu, nguồn cung hạt điều thô trong nước chưa đáp ứng đường nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp. Thực trạng trên khiến diện tích cây trồng này ở nước ta giảm dần đều qua từng năm. Từ 440.000 ha năm 2007, đến niên vụ 2019-2020, diện tích điều trên cả nước chỉ còn 302.500 ha, sản lượng khoảng 339.800 tấn. Năm 2022, theo kế hoạch sản xuất, tổng diện tích điều cả nước duy trì ổn định 305.000ha. Năng suất bình quân đạt 1,25 tấn/ha, sản lượng điều thô (hạt khô) ước đạt 370.000 tấn.
Ngoài ra, để sản xuất thống nhất, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều gia tăng nhập khẩu điều thô, khiến người nông dân trồng điều Việt Nam khó tiêu thụ sản phẩm, giá thu mua hạt điều tươi trong nước giảm. Điều đó dẫn tới việc điều nội địa khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thu nhập không đảm bảo nên nhiều nông dân đành phải chặt bỏ điều để chuyển sang cây trồng khác.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành điều Việt Nam gặp không ít khó khăn. Điển hình, đầu năm nay, giá loại hạt này tăng phi mã, nhà cung cấp đòi tăng giá theo hoặc bỏ đơn hàng, khiến các nhà máy sản xuất điều trong nước lao đao vì thiếu nguyên liệu.
Theo Vinacas, nhiều năm qua, Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị điều toàn cầu, nhưng vị thế đó đang bị lung lay và chắc chắn sẽ mất nếu không kịp thời thay đổi. Đặc biệt, các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu, chủ yếu là các nhà máy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ chặn dần nguồn nguyên liệu hạt điều thô của các nhà máy Việt Nam, khiến các nhà máy nhỏ và vừa của nước ta bị phá sản, tiến tới chiếm lĩnh thị trường điều nhân thế giới. Đây là hệ quả của việc cho phép nhập khẩu điều nhân vào Việt Nam mà không áp dụng kèm các biện pháp bảo vệ ngành chế biến điều trong nước.
Do đó, doanh nghiệp điều Việt Nam cần đẩy mạnh chế biến sâu để nâng dần tỷ trọng trong chuỗi giá trị ngành điều thế giới. Cùng với đó, xây dựng được vùng nguyên liệu, bởi không có nguồn nguyên liệu ổn định, ngành hàng rất khó để phát triển bền vững./.
Trong tháng 4/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 49 nghìn tấn, tương đương 290 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 21% về trị giá so với tháng 3. Đáng chú ý, các nước thuộc khối EU như Hà Lan, Đức, Anh, Italy đều nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam.
Với kết quả này, giới chuyên gia nhận định, Hiệp định EVFTA sau một thời gian đưa vào thực thi đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt. Năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 8% về trị giá so với năm 2020.
Có thể thấy, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0%. Đây là dấu mốc quan trọng, cơ hội lớn cho doanh nghiệp điều. Bởi trước khi EVFTA thực thi, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động 7 - 12%.
Tại khu vực Tây Âu, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ… trong đó ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Đây cũng là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất. Đối với khu vực Đông Âu, hạt điều Việt Nam có mặt tại nhiều nước như Nga, Ba Lan, Romania, Ukraine…
Thị trường EU đang đứng vị trí số 2 trong số các thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020.
2 tháng đầu năm 2022, Đức nhập khẩu hạt điều đạt 8,74 nghìn tấn, trị giá 64,5 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Đức nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 6,2 nghìn tấn, trị giá 45,12 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 32,9% về trị giá. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 60,77% trong 2 tháng đầu năm 2021 lên 70,83% trong 2 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, Đức tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ các nước Hon-đu-rát, Bờ Biển Ngà, In-đô-nê-xi-a, tuy nhiên lượng nhập khẩu vẫn ở mức thấp.
Cũng theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 48,68 nghìn tấn, trị giá 290,23 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với tháng 3/2022, so với tháng 4/2021 tăng 0,4% về lượng và tăng 1,2% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 153,35 nghìn tấn, trị giá 913,5 triệu USD, giảm 5,2% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 4/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.962 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 3/2022, nhưng tăng 0,8% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.957 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích, vị trí hạt điều của Việt Nam tại thị trường EU đang bị cạnh tranh. Cụ thể tại Pháp, năm 2019-2020 thị phần điều của Việt Nam đã giảm từ 61% xuống 46%.
Tại các siêu thị, đại siêu thị hầu như không có sản phẩm hạt điều mang thương hiệu Việt Nam. Đa phần doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung bán sỉ và chưa tiếp cận được phân khúc tiêu dùng cuối cùng.
Hạt điều Việt Nam mặc dù thống trị tại thị trường EU tuy nhiên mới chỉ ở dạng thô, rất ít sản phẩm chế biến, nhất là sản phẩm rang tẩm gia vị theo khẩu vị của khách hàng EU.
Trong khi đó, hạt điều, nhất là hạt điều được tẩm gia vị được người tiêu dùng EU ngày một ưa chuộng hơn bởi đây là sự thay thế lành mạnh cho các đồ ăn nhẹ mặn khác. Hiện nhiều nhà sản xuất đã tạo ra công thức mới là phủ thực phẩm khác lên hạt điều, ví dụ hạt điều phủ socola…
Tuy vậy, để hạt điều Việt Nam chắc chân tại thị trường EU, các chuyên gia khuyến cáo: Quy định của EU với hàng hoá nhập khẩu, trong đó có hạt điều rất phức tạp, thường xuyên được thay đổi, cập nhật. Trước khi đưa hàng hoá vào thị trường, doanh nghiệp cần đầu tư một khoản chi phí để tìm hiểu các thông tin này thông qua các văn phòng luật sư. Đồng thời được hỗ trợ trong quá trình giao dịch để tránh rủi ro.
Trong lĩnh vực thực phẩm, EU hiện có quy định riêng về độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng, chất ô nhiễm vi sinh. EU không có quy định bắt buộc nhưng những chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận trách nhiệm xã hội, yêu cầu về đóng gói bao bì nhãn mác... là điểm cộng đáng lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá vào EU.
“Sản phẩm hạt điều hữu cơ đang rất thịnh hành tại EU, đây là thị trường ngách tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận”, các chuyên gia nhận định.