Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá năm 2022 là 113.000 tấn
Mục đích của quản lí nhập khẩu bằng hạn ngạch
- Thứ nhất, bảo hộ sản xuất trong nước: việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng các biện pháp phi thuế quan khác, trong đó có hạn ngạch nhập khẩu.
- Thứ hai, sử dụng có hiệu quả quỹ tiền tệ: trong trường hợp cán cân thanh toán mất cân đối để hạn chế sử dụng ngoại tệ. Hạn ngạch là một trong những biện pháp có tác động mạnh, trực tiếp khắc phục tình trạng này thông qua việc hạn chế nhập khẩu.
- Thứ ba, thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài: hạn ngạch còn được cấp cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết mà Chính phủ đã ký kết với nước ngoài. Những cam kết này thường mang cả ý nghĩa chính trị và kinh tế.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội)
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 của Việt Nam là 119.000 tấn và sẽ được thực hiện theo phương thức đấu giá vào ngày 28/11.
Bộ Công thương sắp phân giao hạn ngạch nhập khẩu 119.000 tấn đường theo phương thức đấu giá.
Theo thông báo mới nhất từ Bộ Công thương, ngày 28/11 tới đây, sẽ diễn ra phiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023.
Số lượng đường trong hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao năm 2023 là 119.000 tấn với mức giá khởi điểm 2.300.000 đồng/tấn và bước giá là 50.000 đồng/tấn.
Thời hạn nhận hồ sơ từ nay đến 17h chiều ngày 21/11/2023. Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá sẽ được tổ chức lúc 9h, tại Trụ sở Bộ Công thương (54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bộ Công thương cho hay, thương nhân được đề nghị phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá là thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện được đề nghị phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá.
Bộ này cũng lưu ý, trường hợp thương nhân được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá nếu nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức theo Quyết định số 1578/QĐ-BCT và Quyết định số 1989/QĐ-BCT, nếu nhập khẩu từ các nước có tên trong Quyết định số 1514/QĐ-BCT và Quyết định số 2960/QĐ-BCT có thể phải chịu thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước đó, Bộ trưởng Công thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT, ngày 15/6/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía (được nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar).
Đặc điểm quản lí bằng hạn ngạch
- Một là, quản lí về số lượng hoặc giá trị hàng hóa.
- Hai là, quản lí về thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Hạn ngạch nhập khẩu quốc gia: thị trường nhập khẩu là một quốc gia.
- Hạn ngạch nhập khẩu khu vực: thị trường nhập khẩu là một khu vực.
- Hạn ngạch nhập khẩu toàn cầu: thị trường nhập khẩu là tất cả các nước.
- Ngoài ra, các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu thường được qui định kèm theo quản lí bằng biện pháp thuế quan nên được gọi ghép là hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan là cắt giảm thuế quan đối với một số lượng hàng nhập khẩu nhất định. Hàng nhập khẩu vượt quá định mức này phải nộp thuế cao hơn. Trong đó có hai loại cơ bản là:
• Hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường tối thiểu.
• Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành.
Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota)
Hạn ngạch nhập khẩu trong tiếng Anh gọi là Import Quota.
Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch ngập khẩu được qui định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó, thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.