Theo Nghị quyết, quận Bắc Từ Liêm được thành lập với 13 phường trực thuộc, bao gồm diện tích và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 héc-ta diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 héc-ta diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 héc-ta diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm
Lệ phí môn bài nộp theo các bậc sau khi đăng ký vốn điều lệ:
Những lưu ý về nhân sự khi thành lập công ty tại quận Bắc từ liêm
Những điểm lưu ý mà Nam Việt Luật nêu ở trên là những nội dung cơ bản để doanh nghiệp nắm được khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm TP Hà Nội. Nếu còn gì thắc mắc chưa hiểu quý khách vui lòng gọi số hotline ngay dưới chân website để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ miễn phí nhé!
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.
* HĐND TP thông qua đề án tách huyện Từ Liêm với tỉ lệ 93,7%
Trước đó, đọc tờ trình về đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận với 23 phường, ông Trần Huy Sáng, giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, khẳng định: “Việc điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm thành 2 quận với 23 phường là một tất yếu khách quan, xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, của Đảng bộ, chính quyền huyện Từ Liêm. Đề án đã được thống nhất về chủ trương và đã có quá trình chuẩn bị từ nhiều năm”.
Theo ông Sáng, về phương án điều chỉnh, sau khi phối hợp Bộ Nội vụ tiến hành khảo sát, cân nhắc, UBND TP và huyện Từ Liêm đã xác định phương án điều chỉnh địa giới hành chính thành lập 2 quận theo phương án một quận ở phía bắc, một quận ở phía nam quốc lộ 32.
“Phương án này bảo đảm sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị giữa hai khu vực. Bảo đảm hình thể địa lý phù hợp với cấp quận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch hành chính của các tổ chức và nhân dân và phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của huyện đã được phê duyệt” - ông Sáng cho biết thêm.
Tên gọi của 2 quận với 23 phường là nội dung hệ trọng và nhạy cảm được nhiều người quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu, thảo luận đã có nhiều phương án khác nhau. Sau khi tập hợp ý kiến của nhân dân, của HĐND huyện Từ Liêm, UBND TP đề xuất tên gọi của 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. “Đề xuất này đã đáp ứng được nguyện vọng và nhận được sự đồng thuận của đại đa số nhân dân, Đảng bộ, chính quyền huyện Từ Liêm” - ông Sáng nói.
“Đề án này đã được nhân dân nhất trí cao, 99,9% đồng ý với đề án. 90,5% người dân đồng ý với tên gọi Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Chỉ có 76 ý kiến tương đương với 1% đề nghị chỉ thành lập một quận thôi” - Ông Sáng cho hay.
Theo ông Sáng, trong quá trình lấy ý kiến, người dân cũng đề xuất hơn 20 cặp tên khi thành hai quận mới gồm: Từ Liêm-Thanh Long, Từ Liêm-Lãng Bạc, Hữu Hưng-Từ Liêm, Lý Nam Đế-Thăng Long, Mễ Trì-Từ Liêm, Xuân Thủy - Đồng Cổ, Từ Liêm-Trúc Khê, Từ Liêm-Trần Duy Hưng, Mỹ Đình - Thăng Long, Từ Liêm-Từ Liêm Mới, Bắc Thăng Long-Mỹ Đình, Từ Liêm-Thanh Liêm, Nam Từ Liêm-Nam Thăng Long, Từ Liêm-Nam Thăng Long, Từ Liêm-Nam Hồng, Nam Thăng Long-Bắc Thăng Long, Từ Liêm-Xuân Thủy, Từ Liêm-Thăng Long, Từ Liêm 1-Từ Liêm 2, Từ Liêm Bắc-Từ Liêm Nam, Từ Liêm-Hoàng Liêm, Bắc Từ Liêm-Nam Từ Liêm, Từ Liêm-Mỹ Đình.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, TP Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334,469 ha; khoảng 7.200.000 nhân khẩu, có 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã (gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện); 584 đơn vị hành chính, xã, phường, thị trấn (gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn).
Trong quá trình triển khai thực hiện các bước chuẩn bị để điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm, UBND TP đã chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác quản lý cán bộ, tài sản, tài chính, đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn các xã của huyện Từ Liêm, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm minh, kịp thời những đơn vị, cá nhân vi phạm.
Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.35,34ha, dân số 319.818 nhân khẩu, thuộc diện tích và dân số các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế và một phần diện tích ở phía bắc quốc lộ 32 của xã Xuân Phương (9,30ha); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (75,48ha diện tích và 10.126 nhân khẩu).
13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm gồm Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai, Tây Tựu, Đông Ngạc, Đức Thắng, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Phúc Diễn và Phú Diễn.
Trụ sở của quận trước mắt bố trí tại khu văn hóa - thể thao của huyện tại xã Phú Diễn, đã quy hoạch 20ha đất để xây dựng trụ sở mới tại xã Minh Khai.
Quận Nam Từ Liêm có diện tích 3.227,36ha, dân số 233.490 nhân khẩu thuộc diện tích và dân số của các xã Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; phần lớn diện tích và dân số của xã Xuân Phương (536,34ha và 34.648 nhân khẩu, phần phía nam QL 32); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu).
10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm gồm Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Cầu Diễn, Phương Canh và Xuân Phương.
Trụ sở của quận được bố trí tại trụ sở của huyện hiện nay. Tất cả các phường đều có phương án bố trí trụ sở phù hợp.