Hiện có không ít cá nhân, tổ chức sẵn sàng bỏ hàng nghìn tỷ đồng để mua cổ phần VCG mà SCIC bán ra.
Vingroup vừa thâu tóm xong công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng
Với việc nhận thêm tối đa hơn 37,6 triệu cổ phần VTF (tương đương với 36%), VinEco sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại VTF lên 60% và trở thành cổ đông lớn nhất của VTF. Đáng chú ý, giao dịch chuyển nhượng thêm cổ phần tại VTF không cần phải chào bán công khai.
VinEco là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC). Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ sở hữu của Vingroup tại VinEco là 95,8%.
Theo báo cáo kinh doanh 2017 của VTF, doanh thu thuần cả năm đạt 3.429 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2016 và mới thực hiện được gần 52% kế hoạch cả năm. Công ty ghi nhận lỗ 375 tỷ đồng trong năm 2017. Chốt sổ năm 2017, VTF lỗ luỹ kế 292 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2017, số nợ phải trả của VTF là 2.456 tỷ đồng, chiếm gần 77% tổng tài sản và cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu (839 tỷ đồng).
Mặc dù lỗ lớn trong năm 2017 nhưng VTF tự tin đặt kế hoạch năm 2018 với doanh thu thuần tăng gần gấp đôi lên 6.303 tỷ đồng, còn lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 479 tỷ đồng và 383 tỷ đồng.
Từng bị “vua cá tra” Hùng Vương làm cho khốn đốn
VTF được thành lập ngày 21/11/2002, địa chỉ tại Lô II-1,2,3 Khu C mở rộng - KCN Sa Đéc - X.Tân Khánh Đông - TX.Sa Đéc - T.Đồng Tháp, vốn điều lệ 8,1 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính là: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, kinh doanh thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi thủy sản.
Đã có thời, VTF phất lên như diều gặp gió, chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong số ít doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất thị trường chứng khoán lúc bấy giờ. Điều này khiến VTF lọt vào "mắt xanh" của nhiều đại gia cùng ngành, trong đó có đại gia thủy sản Hùng Vương (HVG), một "ông lớn" thủy sản đang lên với hàng loạt thương vụ M&A với các DN cùng ngành khác.
Khoảng cuối năm 2012, thương vụ Hùng Vương thâu tóm Việt Thắng diễn ra khá chóng vánh. Không phải chào mua công khai, Hùng Vương chỉ mất chừng 1 tháng để hoàn tất việc tăng tỉ lệ sở hữu từ 28,54% lên 55,31%.
Đến tháng 7/2014, HVG xem như đã nắm quyền chi phối VTF sau khi nâng tỉ lệ sở hữu lên 66,39%. Đến cuối năm 2015, thương vụ thâu tóm trở nên trọn vẹn sau khi HVG gom xong 90,38% cổ phần của VTF.
Cơ cấu cổ đông của VTF trước khi bị VinEco thâu tóm
Từ khi về với Hùng Vương, Việt Thắng từ một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khá ổn định đang lâm vào cảnh khốn đốn khi mà lợi nhuận teo tóp, còn nợ vay tăng mạnh.
Nguyên nhân được cho là do năm 2015, trong tay Hùng Vương, Việt Thắng đầu tư mở rộng nhà máy Lai Vung với 2 dây chuyền sản xuất thức ăn cá công suất 120.000 tấn/năm/dây chuyền, nâng tổng công suất toàn công ty lên trên 700.000 tấn/năm. Số tiền đầu tư mở rộng nhà máy này là khoản vay từ ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV.
Ngoài ra, Việt Thắng cũng lấn sân sang lĩnh vực nuôi gia súc khi đầu tư trại heo giống cụ kỵ tại An Giang, đầu tư trại heo giống ông bà với 2.500 con nái tại Bình Định, xây dựng chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín bằng việc đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn gia súc gia cầm ở Long An với công suất 500.000 tấn/năm.
Do quá nhiều tham vọng lớn, triển khai đầu tư nhiều dự án cùng một lúc đã khiến nguồn vốn từ tích lũy không đủ để tài trợ mà công ty chủ yếu sử dụng vốn vay để đầu tư bất chấp rủi ro.
Kết quả là, tính đến 30/9/2017, nợ vay ngắn và dài hạn của VTF đã tăng lên hơn 2.400 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với cuối năm 2014. Số nợ này đã gần gấp đôi so với vốn chủ sở hữu và chiếm 60% tổng tài sản. Lãi vay của VTF cũng tăng mạnh khiến bức tranh kinh doanh thêm u ám.
Đang nắm 90,38% vốn của VTF song Hùng Vương cũng bất lực trước nhu cầu bổ sung nguồn vốn để đầu tư VTF vì Hùng Vương cũng đang phải vật lộn với những khó khăn của chính mình. Nguyên nhân do tăng trưởng nóng, dùng nợ vay tài trợ cho các hoạt động đầu tư, M&A trước đó.
Hiện Hùng Vương đang phải gánh gần 8.150 tỷ đồng nợ vay, chiếm hơn 1 nửa cơ cấu nguồn vốn, lãi vay hàng năm phải trả lên đến hàng trăm tỷ đồng. Sau khi báo lỗ 49 tỷ đồng trong năm 2016, Hùng Vương tiếp tục ghi nhận mức lỗ ròng gần 138 tỷ đồng trong 9 tháng kể từ 01/10/2016 đến nay.
Mới đây, doanh nghiệp này đã phải bán đi “gà đẻ trứng vàng” là công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), bán 2 lô đất giải quyết trên 80% hàng tồn kho.
Quyết định bán VTF của “vua cá tra” Hùng Vương được coi là động thái “cắt da xẻ thịt” bất đắc dĩ với hy vọng giảm bớt phần nào khó khăn hiện tại.
(BĐT) - Bản công bố thông tin của Công ty CP Dược - Vật tư y tế Nghệ An (gọi tắt là Y tế Nghệ An) mới đây đã hé lộ danh tính các cổ đông lớn của doanh nghiệp này. Dù hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu nhưng Y tế Nghệ An đang được một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sân golf nắm giữ.
Sự hiện diện của ông chủ sân golf
Y tế Nghệ An tiền thân là Quốc doanh dược phẩm Nghệ An sau khi được hợp nhất từ hiệu thuốc tây Nghệ An và Công ty Thuốc Nam Bắc năm 1960. Lịch sử của Công ty sau đó gắn liền với sự hợp nhất và chia tách 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến năm 1991, Công ty mang tên mới Công ty Dược phẩm Nghệ An.
Sau khi có quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển Công ty Dược phẩm Nghệ An thành công ty cổ phần vào cuối năm 2001, ngay đầu năm sau, Công ty đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Nhưng phải đến ngày 4/7 tới, cổ phần Y tế Nghệ An mới chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM. Và bản công bố thông tin mới đây của Y tế Nghệ An cũng đã hé lộ danh sách cổ đông lớn của Công ty.
Tại thời điểm đầu năm 2018, cơ cấu cổ đông của Công ty khá phân tán khi không có nhóm cổ đông nào nắm trên 51%, gồm: Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Ngân Anh (25,74%), Công ty CP Dịch vụ và Kinh doanh bất động sản Hà Nội (17,25%), Công ty CP Chứng khoán Asean (10%), cá nhân Lê Thanh Dương (7,35%), còn lại thuộc về các cổ đông khác.
Đến đầu năm 2019, cơ cấu cổ đông của Y tế Nghệ An đã có sự thay đổi lớn khi nhiều cổ đông lớn thoái vốn, còn Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Ngân Anh lại tăng tỷ lệ sở hữu tại đây lên tới 54,78%. Ngoài ra, danh sách cổ đông lớn của Y tế Nghệ An còn có cá nhân Trần Thị Út (5,61%), Công ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội (17,25%), Vũ Thị Kim Thanh (5,47%) và Công ty TNHH Thung Lũng Vua (5,94%).
Trong danh sách này, bà Trần Thị Út cũng là người đại diện phần vốn góp của Công ty TNHH Bình Vượng tại Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Ngân Anh. Như vậy, sự hiện diện của Ngân Anh tại Y tế Nghệ An lên tới hơn 60%.
Khác với Y tế Nghệ An, Ngân Anh là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, chi tiết hơn là kinh doanh sân golf. Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Ngân Anh được thành lập vào cuối năm 2014 và hiện có số vốn điều lệ đăng ký là 1.000 tỷ đồng.
Tiềm năng các khu đất của Y tế Nghệ An
Y tế Nghệ An là một doanh nghiệp có quy mô không lớn với vốn điều lệ và tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2018 lần lượt là 60 tỷ đồng và 176 tỷ đồng. Còn về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sau thuế bình quân 2 năm gần đây (2017 - 2018) của Công ty lần lượt là 330 tỷ đồng và 10 tỷ đồng/năm.
Nhưng tiềm năng của Y tế Nghệ An lại nằm ở các khu đất do doanh nghiệp này sở hữu, chủ yếu tại TP. Vinh, Nghệ An.
Cụ thể, Y tế Nghệ An đang sở hữu hơn 37.470 m2 đất tại Nghệ An. Trong đó, nhiều khu đất có diện tích lớn và vị trí đắc địa. Đơn cử như khu đất số 68 Nguyễn Sỹ Sách - TP. Vinh có diện tích lên đến 15.468 m2. Đường Nguyễn Sỹ Sách cũng là tuyến giao thông nội đô quan trọng, gánh trọn vùng phát triển phía Đông Bắc TP. Vinh. Hay khu đất 3.484 m2 tại số 16 Minh Khai, TP. Vinh…
Quay trở lại Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Ngân Anh, doanh nghiệp này là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản có quy mô nghìn tỷ đồng. Tiêu biểu là Dự án Khu nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Thung Lũng Nữ Hoàng tại xã Sơn Lâm, huyện Lương Sơn, Hoà Bình; Dự án sân golf 18 hố và Khu đô thị du lịch Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.
Với việc Ngân Anh nắm số cổ phần chi phối tại Y tế Nghệ An, không ngoại trừ Y tế Nghệ An sẽ có những bước tiến mới trong lĩnh vực BĐS thời gian tới.
Việc Tasco nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại Bảo hiểm Groupama Việt Nam giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán bảo hiểm xe dựa trên hạ tầng các showroom của Savico và VETC.
Ngày 19/9, HĐQT Công ty cổ phần Tasco đã ban hành nghị quyết về việc mua toàn bộ phần vốn góp của Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam từ Tập đoàn Groupama Assurances Mutuelles (Pháp) sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Doanh nghiệp cho biết việc được nắm 100% vốn tại bảo hiểm Groupama Việt Nam là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của Tasco nhằm cung cấp sản phẩm bảo hiểm được cá nhân hóa cho xe và chủ xe, với kênh phân phối dựa trên hạ tầng 73 showroom của Savico, phục vụ nhu cầu của khách hàng VETC.
Nửa đầu năm, Tasco ghi nhận doanh thu đi ngang ở mức 460 tỷ đồng. Biên lãi gộp tốt và doanh thu tài chính cao giúp công ty báo lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ 74 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Hiện tại, Tasco là chủ đầu tư hàng loạt dự án BOT với các trạm thu phí để hoàn vốn như Quốc Lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình, Quốc lộ 10 đi Hải Phòng. Đáng kể nhất là Dự án Thu phí không dừng toàn quốc - thông qua công ty con Thu phí tự động VETC với tỷ lệ sở hữu hơn 99%.
Sau hơn 6 năm triển khai hệ thống thu phí không dừng và dán thẻ định danh, Chính phủ ấn định từ ngày 1/8 áp dụng thu phí không dừng bắt buộc tại các tuyến cao tốc trên toàn quốc. Tasco dự kiến hưởng lợi bởi VETC dự kiến thu phí trên 44 trạm toàn quốc.
Ngoài ra, công ty còn phát triển hàng loạt các dự án Bất động sản như Dự án Foresa Villa (rộng 38 ha), Dự án đầu tư xây dựng nhà ở South Building - Pháp Vân, dự án Xuân Phương Residence, Khu đô thị Mỹ Đình - Nam Từ Liêm... và một số mảng kinh doanh khác.
Đến hết quý vừa qua, tổng tài sản của ông trùm thu phí giao thông tiếp tục mở rộng lên gần 11.300 tỷ đồng; chủ yếu nằm ở tài sản dài hạn và đang duy trì lượng tiền thanh khoản cao 1.190 tỷ đồng.