Bộ luật lao động năm 2019 đã dành riêng mục 3 chương XI quy định về nhóm người lao động có tính đặc thù này. Để hướng dẫn thi hành bộ luật, năm 2020, chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết các vấn đề như điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam… Nghị định này được bổ sung năm 2022 đối với đối tượng lao động làm việc tại khu công nghiệp và khu kinh tế.
Thu nhập chịu thuế TNCN người nước ngoài
Có 2 trường hợp thu nhập chịu thuế của người lao động nước ngoài, làm việc tại Việt Nam:
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, các khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tương tự tiền lương, tiền công, các khoản thù lao, trợ cấp. Bao gồm cả tiền nhà, tiền điện nước, điện thoại do người sử dụng lao động trả hộ.
Là các khoản thu từ kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, thu nhập từ chuyển nhượng vốn và bất động sản tại Việt Nam. Hoặc thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, bao gồm: quỹ đầu tư, trái phiếu, cổ phiếu.
Lưu ý các quy định về TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam khi kê khai
Việc kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài cũng sẽ được chia thành 2 trường hợp: cá nhân tự làm và ủy quyền cho doanh nghiệp.
Thuế TNCN với người nước ngoài là cá nhân cư trú
Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định, cá nhân cư trú là người đáp ứng các điều kiện:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức lương phải nộp thuế TNCN đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú, có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 11.000.000đ/tháng.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 15.400.000đ/tháng.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công tăng thêm 4.400.000đ/tháng.
Mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Người nước ngoài ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, trong trường hợp này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính giống với người Việt Nam ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Công thức tính số thuế phải nộp như sau:
Thu nhập tính thuế được tính theo công thức:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
Thuế suất theo lũy tiến từng phần như sau: Thuế suất cho đối tượng cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên gồm 7 bậc thuế lũy tiến.
Thuế TNCN với người nước ngoài là cá nhân không cư trú
Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện cá nhân cư trú như ở mục 2.1.1.
Khác với cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú khi tính thuế TNCN không được giảm trừ gia cảnh. Vì thế, người nước ngoài là cá nhân không cư trú chỉ cần có thu nhập chịu thuế (>0) sẽ phải nộp thuế.
Chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công, người lao động nước ngoài không cư trú sẽ phải đóng thuế 20%/thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, các trường hợp có đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, bảo hiểm, quỹ hưu trí (tự nguyện) sẽ được khấu trừ.
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, cách tính thuế với cá nhân không cư trú như sau:
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Các câu hỏi thường gặp về tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài
1. Khái quát quy trình tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Khi thực hiện tuyển dụng lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc, người sử dụng lao động cần thực hiện các bước sau:
2. Trường hợp nào thì người sử dụng lao động không phải làm báo cáo giải trình nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài?
Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Khoản 3, 4, 5 Điều 154 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không cần phải nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lên cơ quan có thẩm quyền.
3. Xin giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài tại cơ quan nào?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và xã hội, nơi người nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
4. Giấy phép lao động cho người nước ngoài xin bao lâu thì có?
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng lao động nộp đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, Bộ hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp giấy phép lao động sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người nước ngoài nhận thị thực nhập cảnh do người sử dụng lao động bảo lãnh cấp thị thực ở đâu?
Người lao động nước ngoài làm thủ tục nhận thị thực do cá nhân/cơ quan/tổ chức bảo lãnh cấp tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp không có cơ quan cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thì nhận visa nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Quy định về thuế TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Cách xác định thuế TNCN, thu nhập chịu và không chịu thuế, khoản giảm trừ,…
Thuế TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam sẽ quy định dựa trên cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Bài viết dưới đây terra sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn các quy định về thuế TNCN cho người nước ngoài.
Quy định về thuế TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Thuế TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam là khoản thuế áp dụng trên thu nhập người nước ngoài phát sinh trong quá trình làm việc tại Việt Nam. Thuế TNCN cho người nước ngoài được tính dựa trên tình trạng cư trú và thu nhập chịu thuế.
Việc người nước ngoài nộp thuế TNCN khi làm việc tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi giữa người dân trong nước và người nước ngoài, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Chính sách này giúp Nhà nước quản lý tình trạng kinh doanh của người nước ngoài, khuyến khích tính minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật.
Cách xác định thuế TNCN người nước ngoài phải nộp
Quy định về thuế TNCN đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phụ thuộc vào 2 trường hợp: Thuế TNCN với người nước ngoài là cá nhân cư trú và Thuế TNCN với người nước ngoài không cư trú.
Một số lưu ý sau khi tuyển dụng lao động nước ngoài
Đối với người tuyển dụng lao động nước ngoài, cần lưu ý thực hiện một số thủ tục sau khi đã tuyển dụng thành công người lao động nước ngoài:
Trên đây là một số lưu ý cho nhà tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị. Đồng thời, lao động người nước ngoài cũng nên lưu ý các điều kiện cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều kiện tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động nước ngoài nhưng phải đáp ứng điều kiện tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài quy định tại Điều 152 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể:
Tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải thực hiện lần lượt các thủ tục sau:
Người sử dụng lao động xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cho vị trí công việc cụ thể để báo cáo lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND tỉnh, thành phố, nơi dự kiến làm việc của người lao động theo quy định sau:
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có thể thực hiện các công việc tuyển dụng lao động nước ngoài theo nhu cầu vị trí tuyển dụng của đơn vị.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và thực hiện tuyển dụng, người sử dụng lao động phải xin cấp giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài. Đây là giấy tờ xác minh người lao động làm việc hợp pháp tại Việt Nam, trừ những trường hợp miễn giấy phép lao động thì không cần phải xin giấy này.
➨ Trường hợp phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến làm việc tại Việt Nam của người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động đến Bộ hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi làm việc dự kiến của người lao động.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, Bộ hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp giấy phép lao động sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục làm work permit cho người nước ngoài tương đối phức tạp và phải làm việc với nhiều đơn vị. Vậy nên, nếu không nắm rõ được hồ sơ, quy trình hay thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế với cơ quan có thẩm quyền thì thời gian cấp giấy phép lao động có khả năng kéo dài hơn so với ngày dự kiến làm việc tại Việt Nam của người lao động.
Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Anpha - chi phí chỉ từ 6.000.000 đồng - thời gian hoàn thành từ 20 - 25 ngày làm việc - miễn phí bàn giao giấy phép lao động tận nơi.
➨ Trường hợp được miễn giấy phép lao động
Trường hợp lao động nước ngoài thuộc các trường hợp được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin giấy miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định sau:
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin xác nhận miễn giấy phép lao động, Bộ hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp văn bản xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản có thời hạn không quá thời hạn của giấy phép lao động, thực hiện trước ngày người lao động dự kiến làm việc.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải gửi bổ sung bản sao có chứng thực hoặc bản gốc hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài tới cơ quan cấp giấy phép lao động trước đó.
Trường hợp người sử dụng lao động không gửi bổ sung hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính lên đến 3.000.000 đồng.
Sau khi nhận được giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài, người sử dụng lao động thực hiện thủ tục bảo lãnh cấp visa (thị thực) lao động cho người nước ngoài để nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với các trường hợp được miễn thị thực thì người sử dụng lao động thực hiện thủ tục cấp giấy miễn thị thực cho người nước ngoài tại bước này.
➨ Trường hợp phải xin visa nhập cảnh cho người nước ngoài
Người sử dụng lao động gửi hồ sơ thông báo về việc bảo lãnh cấp visa (thị thực) cho người nước ngoài vào Việt Nam với Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp nếu có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.
Sau đó, người sử dụng lao động gửi hồ sơ xin visa cho người nước ngoài đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động thông báo cho người lao động nước ngoài làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài hoặc nhận tại cửa khẩu quốc tế theo quy định.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu bảo lãnh cấp visa (thị thực) cho người lao động nước ngoài nhưng chưa nắm rõ được quy trình thì có thể tham khảo dịch vụ làm visa cho người nước ngoài tại Anpha - chi phí chỉ từ 6.000.000 đồng - hoàn thành sau 5 - 7 ngày làm việc.
➨ Trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài
Đối với các trường hợp được miễn thị thực quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người sử dụng lao động nộp hồ sơ xin giấy miễn thị thực cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam - Bộ Công an.
Trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy miễn thị thực cho người nước ngoài.